Thuyết minh Chùa Thiên Mụ

07/12/2021 10:45 +07 - Lượt xem: 153569

Huế - Nơi lưu giữ trọn vẹn nhất cái hồn, cái sắc của nền văn hóa dân tộc. Trong đó, chùa Thiên Mụ Huế được ví như “linh hồn” của mảnh đất này. Chùa Thiên Mụ là một điểm check in không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất Cố Đô này. Nào hãy cùng chúng tôi khám phá điều hấp dẫn và thú vị trong ngôi chùa thiêng liêng 400 năm tuổi này nhé!

 

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/chua-thien-mu-wondertour-1024x614.jpg

1.Thiên Mụ (1)

Chào mừng quý khách đến với thành phố Huế mộng mơ và xinh đẹp, không ồn ào, sôi động, ở Huế có một chút gì đó trầm lắng và suy tư. Đã đến Huế thì xin quý khách hãy lưu lại thăm thiên đường của chúa Nguyễn trên dương thế và cõi đi về vĩnh hằng. Chúng ta còn có thể thăm viếng đền chúa mưu mạo nữa. Một trong 4 ngôi chùa cổ nhất ở Huế và được xếp vào 20 cảnh đẹp đất thần kinh. Đó là chùa Thiên Mụ.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Hơn 300 ngôi chùa cho 30 vạn dân Huế, có thể nói Huế  là kinh đô của Phật Giáo. Chùa Thiên Mụ gắn liền với lịch sử Nam tiến của Đại Việt. Từ thế kỷ XIV, Huế được mở mang. Năm 1558 Nguyễn Hoàng và Nam Trấn Thủ từ đèo ngang trở vào. Chúa nghĩ rằng: Phải có một chất keo kết dính con người ở vùng đất mới được khai hoang và biết rằng chỉ có tôn giáo mới làm được điều đó. Ngày xưa người ta lấy Nho giáo để trị nước, Phật giáo làm an dân, lão giáo để giải thích vũ trụ. Trong khi đi khảo sát, Nguyễn Hoàng đi từ dưới lên thấy ngọn đồi Hà Khê đội lên giữa dòng sông Hương rất đẹp giống như dáng một con rồng đang quay đầu nhìn lại chứa chan niềm khát vọng, chúa liền dừng lại và nghe người dân kể rằng: “Đêm đến người ta thường thấy có một người đàn bà xuất hiện trên quả đồi, bà mặc quần lục áo đỏ. Bà nói rằng rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến đây lập chùa để tụ long khí cho liền long mạch”. Nguyễn Hoàng nghe xong mừng rỡ nên đổi đồi Hà Khê thành Thiên Mụ Sơn – Núi của người đàn bà linh thiêng. Sau đó ông xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/thien-mu-tu-wondertour-300x199.jpg

Thật ra thì như thế nào ? Có đúng vậy không ? Theo các nhà địa chất học, ngọn đồi này chính là tảng tá hoa cương nằm trong mỏ đá vôi Long Thọ – Lại Bằng. Do sự cấu tạo địa chất đó mà khi dòng Hương chảy về chân đồi thì dòng nước không thể bào mòn khối đá cứng này để chảy băng qua được cho nên sông phải tránh qua mạn Nguyệt Kiều lượn tròn trước đồi Hà Khê cho đến Long Thọ thì uốn lại chảy về trước kinh thành. Dãy Uyển Sơn gặp dòng sông thì dừng lại ở đồi Hà Khê lặn dưới và nổi lên một ngọn núi tròn trĩnh như cái chén lớn, đó là núi Ngọc Trân mà người ta cho là “như một cái đầu rồng ngoảnh lại trước thế đất “Long hồi cổ tổ”. Chùa Thiên Mụ chính là kiến thế phát triển của cái tiềm thế giao hội giữa núi và sông tại trung tâm vùng Hoá Châu. Theo “Ô Châu Cận Lục” thì trước thời Nguyễn Hoàng đã có ngôi chùa này với tên là “Thiên Mỗ Tự”. Vào năm 1901, Nguyễn Hoàng cho sửa sang lại và đặt tên là “Thiên Mụ Tự”. Đến thời Tự Đức, ngôi chùa mang tên là “Linh Mụ Tự”. Vì sao lại có sự thay đổi này. Bởi vì đất nước dưới thời Tự Đức thì không được thái bình, ông không để lại cho đời được một đứa con nào, và khi xây lăng cho mình ông đặt tên là “Vạn niên cơ” đã bị sét đánh nên ông cho rằng đó là “Thiên” trong tên “Thiên Mụ Tự” đã phạm huý lời nên ông đã thay chữ “Thiên” thành chữ “Linh”. Chùa Linh mụ tự nghĩa là người đàn bà linh thiêng.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Nguyễn Hoàng là người có con mắt biết nhìn và có hành động biết  làm cho cái tiềm thế ấy phát triển mạnh hơn với một huyền thoại gợi cảm phải không ạ?

Kính thưa quý khách. Bước lên một bậc cấp có chiều dài đến 12,26m mỗi bật lát từ 38 đến 40 viên gạch Bát Tràng. Mỗi bước lên cách nhau 0,30m, ta sẽ bắt gặp 4 trụ bửu cáo 7,70m. Nhìn thì thấy giống nhau nhưng thực chất nó được xây vào 2 thời đại khác nhau, khi xây lại triều đại sau vẫn theo nguyên mẫu của triều đại trước. Nhưng dù là mô phỏng nguyên mẫu, sắn thái thời đại vẫn hiện ra trong sao bản. 2 trụ 2 bên ngoài cùng được xây từ thời Nguyễn Phúc Chu, 2 trụ giữa được xây dưới thời Minh Mạng. Cái khác nhau giữa các trụ bửu chính là: chữ viết. Chữ viết 2 trụ giữa sắc sảo hơn 2 trụ bên và khác thứ 2 đó là màu vôi sử dụng ở 2 trụ giữa là màu khói hương, màu này trải qua thời gian thì ăn sâu vò và thách đố mưa nắng mà các triều đại khác không thấy dùng tới. Mặt trước và mặt sau của mỗi trụ có vế đối bằng chữ Hán, nếu nhìn kỹ ở 2 trụ giữ thì mặt sau và mặt trước của trụ do 2 người thợ khắc vì chữ viết mặt sau tinh xảo hơn rất nhiều.

Bước lên 15 bậc cấp ta sẽ bắt gặp nền đình Hương Nguyện cũ được phủ bằng lớp cỏ xây. Nền đình hình vuông có cạnh 10 x 10, đình Hương Nguyện  được xây năm Giáp Thìn (1844) và Ất Tỵ (1845). Nhưng đã bị bão thổi 1904. Đây là công trình độc đáo của 159 năm trước mà ngày nay bộ sườn được đặt tại điện Địa Tạng. Lát nữa vào trong, hướng dẫn sẽ chỉ cho quý khách.

Kế  đến 2 bên của nền Hương Nguyệt là hai nhà tứ  giác xây theo lối đúc cuốn dày, 4 mặt đều có  khoét cửa to và đó chính là bi đình của vua Thiệu Trị. Bên ngoài 2 bi đình không quá xuôi như 2 bi đình lục giác. 2 nhà tứ giác này chứa 2 tấm bia cao 1,185m đầu bia chạm rồng, mây, mặt rồng ở chính giữa, đuôi rồng xoè ra bên dưới, bia không đầu, ấn kiếm nào cả. Nét chữ của văn bia chạm lặn theo chữ viết chân phương. Văn bia phía trái chúng ta nói về việc xây dựng bảo tháp Phước Duyên nên thường gọi là Ngư chế Thiên Mụ tự Phước Duyên bảo tháp bi. Văn bia phía phải chúng ta khắc 8 bài thơ có cả lời chức, lời dẫn thơ của vua Thiệu Trị. Lạc khoản 2 bia đều đề: Tri lục niên tứ nguyệt các nhật tạo nhằm tháng tư năm Bính Ngọ (1846). Xin mời cả đoàn di chuyển lên trên bi đình tứ giác này một chút. Đây là bi đình lục giác cái chuông rất lớn gọi là Đại Hồng chung của Chúa Nguyễn. Đại Hồng Chung là một công trình mỹ thuật rất đặc sắc về mặt trình bày nhiều mô típ của ngành điêu khắc, hội hoạ ngoài ra còn đặc sắc về kỷ thuật đúc đồng cỡ lớn nữa. So với chuông Gia Long ta thấy chông chúa Nguyễn đã có kỹ thuật lộng lẩy tốt hơn rồi, so với chuông Thiệu Trị đặt tại chùa Diệu đế thì ta thấy kỹ thuật đúc đồng dưới thời chúa Nguyễn đạt trình độ tinh xảo. Chuông cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2054 cân. Phía trên khắc 8 chữ thọ. Ngoài ra có những hình chạm nổi: Rồng, mây, mặt trời, sao… chuông được đánh mỗi ngày 2 lần, mỗi lần đánh 108 phiền não căn bản khi đánh tiếng chuông này thì mong muốn tất cả phiền não mau chóng tan biến vào buổi sáng chuông được đánh vào lúc 3 giờ 30 đến 4 giờ sáng lúc đánh chuông người đánh nguyện cầu cho bản thân và tất cả chúng sanh được tu, chánh Phật quả. Khi đánh chuông vào 7 giờ đến 7 giờ 30 tối, người đánh mong cầu tiến chuông của mình thức tỉnh những người đang đau khổ, đang ở trong địa ngục mau được thoát khỏi. Vì mục đích của người tu hành theo Phật chỉ có 2 mục đích đó là:

Thượng cầu Phật đạo

Hạ hoá chúng sanh

Xin quý khách nhìn bên phải mình là bảo tháp Phước Duyên Tháp này do vua Thiệu Trị xây để tạ  ơn Hoàng Thái Hậu người đã có công đưa vua Thiệu trị lên ngôi, tháp này cao 21m và được xây 7 tầng. Vì sao không phải là 5, 6 và là 7? Bởi vì theo nhà Phật, thấp từ 4 đến 5 tầng thuộc về tiềm thức cao nhất là 5 tầng tượng trưng cho A La Hán, 6 tầng tượng trưng cho Bồ Tát, còn 7 tầng thuộc về Phật. Hơn nữa con số 7 là số linh thiêng của Ấn Độ. Đó là yếu tố đức Phật sinh ra bước trên 7 hoa sen. Tại sao là con số 7 vì nhà Phật quan niệm Phật là vị thứ 7 trước đó đã có 6 vị. Nếu nhìn kỹ ta sẽ thấy tháp có hình búp sen nở 8 cánh của mỗi tầng. Trước đây ở tầng thứ 7 có một tượng Phật bằng vàng nặng 32kg cho nên cửa tháp khoá 2 lớp. Chìa khoá tầng dưới do Khánh Tổng Sở tại giữ. chìa khoá thứ 7 do Bộ lễ giữ, từ tầng 6 lên do bộ công giữ. Mặc dù canh phòng cẩn mật nhưng kẻ trộm vẫn lọt vào được và bị mất vào năm 1942 cùng với 2 chữ Ngô Môn ở Huế.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/chua-thien-muu-wondertour-1024x576.jpg

Mời cả đoàn sang tiếp nhà bát giác bên kia nơi đặt bia của chúa Nguyễn Phúc Chu. Đây là tấm bia của thời chúa Nguyễn được khắc trên đá thanh. Bia cao 2,6m rộng 1,25m và được đặt trên lưng con rùa bằng đá cẩm thạch dài 2,2m rộng 1,6m được chạm khắc uyển chuyển tinh vi. Đầu rùa ngẩn lên nhô ra ngoài để bia, mũi, mắt, miệng rùa rất sống động, mình chạm vay hình lục. Bốn chân rùa thật sinh động uyển chuyển như rùa đang bơi. Các lằn xếp nhăn ở cổ rùa, chân rùa và dưới bụng rùa diễn tả những nơi da thịt mềm. Vì vậy rùa nơi đây gây nhiều hứng thú kinh ngạc cho du khách đến vãng cảnh tưởng chừng như một con vật đang sống… Trương truyền rằng nếu sờ vào đầu rùa thì được may mắn.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/wondertour-1024x683.jpg

Xin mời quý khách nhìn ra phía sau tháp Phước Duyên và  thấy trước cửa chính của Ngọ môn nhìn ra có một bia lộ thiên, đó là bia của vua Khải Định, dựng ngày 27/11 năm Khải Định thứ 4, Kỷ Mùi, Bia có 15 dòng chữ nói sơ lược về chùa Thiên Mụ.

2.Phần II

Đoàn của chúng ta tiếp tục đi vào phía trong để viếng cảnh chùa. Đầu tiên chúng ta phải đi qua cổng Tam Quan. Đây là cổng Tam Quan, ở cửa giữa có 3 chữ đó là Linh Mụ Tự.Đây là tên sau của chùa .Trước đây chùa được chúa Nguyễn Hoàng đặt tên là Thiên Mụ Tự.Theo truyền thuyết của dân địa phương này thường thấy một người phụ nữ thường hay xuất hiện ở nơi đây và nói sau này sẽ có một minh chúa về đây để tạo lập chùa cũng như là xây dựng vương triều mới đem lại sự lợi ích cho muôn dân.Vì vậy chúa Nguyễn Hoàng cho rằng mình là vị minh quân ấy nên đặt tên là Thiên Mụ Tự (có nghĩa là người đàn bà ở trên trời ).Nhưng đến đời vua Tự Đức: Ông này làm vua 35 năm dài nhất trong cácvua Nguyễn và trong 35 năm đó đất nước luôn bị loạn lạc,thứ hai: Ông này lại không có con để kế vị. Điều đặc biệt là khi lúc đầu ông đặt tên lăng là”Vạn Niên Cơ”.Sau khi bị sét đánh trúng vào lăng và thông qua những yếu tố trên nên vua Tự Đức nghĩ có thể do đặt tên chùa là Thiên Mụ Tự là bị phạm uý trời chăng? Nên đổi tên chùa là “Linh Mụ Tự”.Hai cửa hai bên có hai câu: Đại từ bi và Đại trí tuệ Chúng ta thấy ở phía trước cổng có sáu vị thần cùng với sáu vị thần ở phía sau cổng cộng lại thành mười hai vị. Mười hai vị này là mười hai vị Dược Xoa cai quản mười hai địa ngục tương ứng với tội ác của con người. Qua khỏi cổng Tam Quan, chúng ta bước vào một phần đất mới, phần đất này nhà Phật gọi là : “Đất Già Lam” có nghĩa là nơi phần đất thanh tịnh nhất và gần như đông nhất với đất Phật. Và nhân đây tôi cũng xin phép được giới thiệu đến Quý vị về Đạo phật ở Việt Nam, Đạo phật vào đất Việt Nam rất sớm. Sau đó theo con đường thương mại và truyền đạo, vào các thế kỷ đầu công nguyên đạo phật được truyền bá mạnh hơn vào đất Việt, nổi lên các nhà sư danh tiếng : Ma ha kỳ vực Khang Tăng Hội , Chi Cương Lương… đến đất Việt tu hành và truyền đạo. Đạo phật được dân Việt tin theo mạnh mẽ để dần trở thành một hệ tư tưởng bao trùm góp phần tập hợp lực lượng chống lại sự xâm lược của người Hán. Vào giữa thế kỷ VI, một người họ Lý đã lấy danh nghĩa là con Phật để dành chính quyền và làm vua nước Vạn Xuân. Cùng thời gian này do đạo phật dung hội mạnh mẽ với tín ngưỡng bản địa đã làm cơ sở cho phật phái Initaruci hình thành (580). Phật phái này mang tính chất Thiền, Mật cà cả tín ngưỡng dân dã. Nó phù hợp lâu dài với người Việt. Các cao tăng ở thế kỷ XI góp phần tạo dựng nhà Lý như Lý Vạn Hạnh là thế kỷ XII của phái này. Cùng thế hệ còn có Từ Đạo Hạnh và nhiều người khác. Khoảng cuối Bắc Pháp thuộc đạo phật đã phát triển rất mạnh mẽ. Đất Việt là đất lành, nhiều cao tăng Trung Quốc đã sang tu luyện và truyền đạo. Nổi lên vào năm 820 có Vô Ngôn Thông về ở chùa Kiến Sơ (Gia Lâm – Hà Nội), phái này nhấn mạnh Đốn Ngộ, chủ trương con người có thể trong giây lát được giác ngộ, coi tâm địa là bản nguyên của Vạn Pháp. Phái này truyền thừa theo lối thoại đầu và do qúa cao siêu nên khó phổ cập trong nhân dân Việt. Mặc dù phái này gần với đời sống xã hội hơn các phái Thuyền của Trung Hoa rất nhiều. Đây cũng là giai đoạn Tịnh Độ Tâm xâm nhập mạnh vào đất Việt và dần dần được người Việt tin theo mạnh mẽ. Song tới thời Lý (Thế kỷ XI), đạo phật có tính chất thoát tục và từ bi hỉ xả nên không thể tham gia vào chính trị trong xu thế phát triển mạnh mẽ của lịch sử. Vì thế, phật giáo đạo Đường ra đời nhằm dung hoà giữa Phật và Nho, đây là một thiền phái của trí thức.Phật phù hợp với thực tế tư tưởng của xã hội , nho giáo đáp ứng nhu cầu trị quốc. Nho giáo được đề cao thì đạo nho ngày một mạnh. Điều trớ trêu của lịch sử là nhà Nho đề cao văn hoá phương Bắc, vì vậy phái Trúc Lâm được hình thành nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc chống sự nô dịch văn hóa Trung Hoa, song Trúc Lâm không cưỡng lại xu thế phát triển của Nho giáo và thực tế biến đổi của xã hội. Nó bị suy thoái vào thế kỷ XV tới khoảng giữa thế kỷ XVI nổi lên với 2 tông phái đều được du nhập từ phương Bắc là Lâm Tế và Tào Động. Tới những năm 30 của thế kỷ XX phật giáo lại được chấn hưng như một tiếng gọi về cội nguồn góp phần chống lại văn hóa Tây phương .

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/12/cong-tam-quan-wondertour-300x200.jpg

Tất cả mọi người khi được ở trong phần  đất này thì mỗi ngày được an lạc hơn.Cổng tam Quan này còn có một ý nghĩa quan trọng nữa là ranh giới giữa con người và thế giới linh thiêng của nhà Phật.Hơn nữa Cổng Tam Quan còn có ý nghĩa khác đó là:Không-Vô tướng và Vô Nguyện.  Phía trước mắt chúng ta là Đại Hùng Bửu Điện – còn gọi là Chánh điện. Đây là phần trung tâm quan trọng nhất của ngôi chùa nơi hành lễ của sư thầy và tín đồ phật giáo. Điện này gồm có 5 gian, 2 chái điệp ốc trùng thiên trông nguy nga đồ sộ. Tuy mới tu bổ những vật liệu tân thời, huy hoàng tráng lệ nhưng vẫn giữ được cốt cách xưa, không kém phần trang nghiêm cổ kính. Trong điện nơi tiền đường thờ tượng Đức Di Lặc. Tượng cao lớn , bằng gỗ sơn thiếp, đường nét rất mỹ thuật, ngồi trên một chiếc bệ choán gần hết gian giữa cao ngút đầu. Nơi chính điện, gian giữa ở phía trong thờ phật Tam Thế. Trước bàn Tam Thế thờ phật Thích Ca. Hai gian bên thờ Văn Thù Bồ Tát và Đức Phổ Hiền Bồ Tát. Cách thờ phụng tuy rất đơn giản nhưng rất tôn nghiêm. Quang cảnh trong chùa trong sáng thanh cao nhưng đượm vẻ thâm u huyền diệu. Sau điện Đại Hùng có đền thờ Di Lặc, và sau đền Di Lặc có đền Quan Âm. Hai đền này đã cũ và có nhiều chỗ hư dột. Có lẽ sẽ được tu bổ trong thời gian gần đây.Mời quý khách và cả đoàn vào thắp hương bên trong điện. Xin quý khách để giày dép và mũ nón bên ngoài trước khi bước vào chánh điện.Sau khi thắp hương xong chúng ta tiếp tục ra khỏi cung viên phía sau. Đây là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc ,vun trồng hàng ngày.Như chúng ta thấy đấy,có một hòn Non Bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn và bên cạnh đó là chiếc ôtô-di vật của cố hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật Gíao của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.Trên tường có treo 2 tấm hình của hòa thượng Thích Quảng Đức.M ột tấm hình ông đang ngồi viết thư kêu gọi các phật tử sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tôn giáo dưới sự đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.Một tấm hình là qủa tim của hòa thư ợng Thích Đôn Hậu vẫn không bị đốt cháy ở nhiệt độ cao và dù bị đốt rất nhiều lần nhưng vẫn không thể đốt cháy được.Hiện nay trái tim của ông được trưng bày tại một nhà trưng bày ở Pari-Pháp.Và tiếp theo đoàn của chúng ta sẽ đi ra phía sau nơi có khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu,vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời và ông là một chiến sĩ tham gia đấu tranh chống Mỹ với nhà nước ta.Sau thời gian tu học ở Liên Xô năm 1954, ông dã về nước và đã tham gia làm một Uỷ Viên thành uỷ.Vị sư trụ trì Thích Đôn Hậu hưởng thọ 88 tuổi và mất năm 1992.

Yêu cầu tư vấn chương trình du lịch hoặc gọi Hotline

Chúng ta sẽ có 20 phút để viếng cảnh chùa và  chụp hình rồi rẽ phải để ra bãi đậu xe.Chúc cả đoàn chúng ta sẽ có những phút giây thanh thản tại nơi cửa Phật.

Nội dung trên có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau

Nội dung thuyết minh còn tiếp….liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ. 

3.Đăng ký tour

Để đăng ký tour: Chùa Thiên Mụ tại đây

hoặc liên hệ với Wondertour
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Lường Hoài Nam

 Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

 

 

 

 

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều