Thuyết minh tour Ninh Bình: Hà Nội – Phát Diệm – Tràng An – Hoa Lư – Bái Đính – Kênh Gà

11/11/2021 13:31 +07 - Lượt xem: 129414

Ninh Bình – một mảnh đất phong cảnh hữu tình, vô cùng tươi đẹp của Việt Nam với các điểm tham quan đó là: Quần thể danh thắng Tràng An – di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á, Cố đô Hoa Lư, hang Múa –  điểm du lịch mới nổi vô cùng thu hút. Hãy cùng theo chân Wondertour khám phá nhé.

1.Bài thuyết minh

Thưa quý anh chị, ngày hôm nay trên xe đong đầy yêu thương của 40 vị lữ khách Hà Thành cùng người con gái xứ Tuyên của chúng ta, em Hạnh có một câu đố nho nhỏ muốn hỏi quý anh chị nhà mình, không biết là anh chị nhà mình đã sẵn sàng lắng nghe câu hỏi của em Hạnh chưa ạ?

Dạ câu hỏi nho nhỏ ấy là , em đố các anh chị nhà mình đâu là kinh đô đầu tiên của đất nước ta?

Dạ vâng, đó chính là Cố Đô Hoa Lư, vậy tại sao ngay khi chuyến xe yêu thương vừa lăn bánh em Hạnh lại hỏi nhà mình câu mà hầu như người con đất Việt nào cũng biết ạ? Đó là bởi, chuyến xe mà chúng ta gọi là xe yêu thương của gia đình mình đang đi hôm nay, chính là chuyến hành trình mà những người con mảnh đất Hà Thành tạm rời xa thủ đô để trở về với Cố Đô, về với mảnh đất Ninh Bình đầy huyền bí. Nơi mà mỗi lần trở về em Hạnh hay hỏi trêu mọi người là có ai họ Lê trên xe không, hôm nay em Lê Hạnh và đặc biệt hơn là những người con họ Lê được trở về với nơi triều đại của dòng họ mình khởi phát đó ạ.

Dạ thì qua dăm ba câu chuyện đùa vui ,thì lúc này đây xe của chúng ta đang đi ngang qua BẾN XE GIÁP BÁT. Nằm trên trục đường Giải Phóng, bến xe Giáp Bát là một trong những bến xe lớn ở Hà Nội. Được đưa vào hoạt động từ năm 1989, bến xe Giáp Bát là hình thức dịch vụ vận chuyển hành khách trên phạm vi toàn quốc, cung cấp địa điểm đón trả khách cho các nhà xe.

Và cứ đi qua bến xe vào giờ xe vào bến hoặc giờ cao điểm như 7h sang và 17h chiều thì ta nói có bỏ xe ở đấy đi uống trà đá về vẫn chưa hét tắc đường các anh chị ạ.

Và thưa anh chị, không ngẫu nhiên mà em Hạnh lại giới thiệu với cả nhà mình bến xe giáp bát rất thân thuộc với chúng ta, điều em muốn nhắc tới ở đây là quê hương của thầy giáo Chu Văn An nằm tại phường Hoàng Liệt cạnh bến xe Giáp Bát ạ.

Thầy Chu Văn An sinh ra và lớn lên tại làng Văn Thôn,Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.

Và ta thì ai cũng biết thầy Chu được mệnh danh là Vạn Thế Sư Biểu là người thầy của muôn đời. cuộc đời ông gắn với rất nhiều công ơn dạy bảo với người đời , và đặc biệt ở vùng đất này có câu chuyện về truyền thuyết gọi mưa.

Truyền thuyết kể rằng, sau khi dâng “ thất trảm sớ ” đề nghị chém đầu bảy tên nịnh thần nhưng vua Trần Dụ Tông không nghe, Chu Văn An liền cáo quan về “gõ đầu trẻ” ở quê nhà. Người hiếu học bốn phương kéo đến rất đông, trong số này, có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng nhưng không rõ tông tích ở đâu. Ông bèn cho người dò xem nhưng cứ đến khu đầm Đại (hồ Linh Đàm hiện nay) thì biến mất nên biết là thủy thần. Gặp lúc đại hạn, giảng bài xong, ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy.

Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói rằng sẵn sàng giúp dân nhưng sẽ bị trời xử phạt. Sau đó, người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, người học trò tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức, mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn. Đến sáng thấy có xác thuồng luồng nổi lên ở đầm, Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ là miếu Gàn nằm ven hồ Linh Đàm. Chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên đặt tên là đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai – quê hương của dòng họ Ngô Thì nổi tiếng với nhóm Ngô Gia Văn phái là Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Du… Truyền thuyết cảm động về tình thầy trò được lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm, rồi sau đó nổi tiếng khi được đưa vào sách giáo khoa phổ thông và được Hãng Phim truyện Việt Nam dựng thành phim Học trò thủy thần những năm 1990.

Và đó là đôi câu chuyện tản mạn về thầy giáo Chu Văn An mà em Hạnh muốn chia sẻ với quý anh chị nhà mình về người thầy của muôn nhà, và mảnh đất Hoàng Liệt và Thanh Trì mà xe ta đang qua.

Hoạt náo viên trên xe

Và để không khí trên xe của chúng ta sôi động hơn, cũng như giúp anh chị nhà mình thêm gắn bó với nhau hơn thì bây giờ em Hạnh xin được mời anh chị nhà mình đến với trò chơi hát nối ạ. Chắc đây là trò chơi rất quen thuộc với anh chị nhà mình rồi đúng không ạ, nhưng em xin được phổ biến lại luật chơi của nhà mình một lần nữa ạ. Trò chơi của chúng ta sẽ chia xe ta ra làm hai đội, đội bên tay trái và đội bên tay phải của em Hạnh, hai đội chúng ta sẽ chọn ra hai đội trưởng là người sẽ quyết đấu với nhau bằng một trò chơi phụ để xem đội nào được bắt dầu trò chơi trước. sau khi tìm ra đội chơi trước thì đội ấy sẽ hát một bài hát bất kỳ và khi dừng lại thì từ cuối cùng của bài hát sẽ bắt buộc phải xuất hiện trong bài hát tiếp theo của đội bên kia. Và đội hát sau không được hát lại các bài hát đã được hát từ trước, nếu đội nào không hát tiếp được nữa hoặc hát lại bài hát hai đội đã hát trước đó sẽ chịu thua cuộc và hình phạt cho đội thua cuộc theo như các anh chị muốn sử dụng hình phạt gì cho đội thua cuộc ạ. ( ra hình phạt, HDV hát mẫu cho khách, cho khách chọn đội trưởng, cho hai đội trưởng chơi vật tay, hoặc chơi oẳn tù tì để tìm ra đội thắng).

Chuyến xe của chúng ta thì khởi hành lúc sáng sớm, vậy nên chắc anh chị nhà mình vẫn chưa kịp dùng bữa sáng, mà ông cha ta bảo rồi có thực mới vực được đạo, mà đã ngang qua Thanh Trì sao ta có thể bỏ lỡ Bánh cuốn Thanh Trì.

 

 

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Không giống như những nơi làm bánh cuốn khác thường có thịt, mộc nhĩ, bánh cuốn Thanh Trì truyền thống không có nhân. Lá bánh mỏng manh thường được phết một lớp mỡ hành ( loại hành ta tươi đem phi thơm). Hương thơm mỡ hành quyện vào miếng bánh tráng nóng hổi thơm nức, rất kích thích khứu giác, vị giác của người thưởng thức.

Nói về cảm giác ăn bánh cuốn Thanh Trì, trong món “Miếng ngon Hà Nội” nhà văn Vũ Bằng đã miêu tả: Bánh cuốn Thanh Trì đưa lên miệng, chưa nhai đã tưởng như bánh “chưa đến môi đã trôi đến cổ mất rồi”.

Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi.

Nước chấm được pha theo cách đặc biệt chính là bí quyết cuối cùng tạo nên món bánh cuốn Thanh Trì thơm ngon tròn vị.

Nước chấm bánh cuốn Thanh Trì phải có màu hổ phách. Bát nước chấm phải là sự cân bằng giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường, một chút chua nhẹ, hơi cay cay của ớt và đặc biệt có mùi cà cuống đặc trưng. Miếng bánh cuốn mềm mịn, dẻo dẻo, thơm thơm hòa quyện với nước mắm được pha tinh tế tạo nên.

Và thưa quý anh chị nhà mình, lát nữa đây, chúng ta sẽ được dừng chân để thưởng thức các thức quà đặc biệt ấy, là đĩa bánh cuốn thơm ngon, nóng hổi của bánh, là vị giòn của mộc nhĩ, thơm ngậy của hành phi, nhưng lại không phải là bánh cuốn Thanh Trì mà lại là BÁNH CUỐN PHỦ LÝ.

Chắc hẳn anh chị đang nghĩ, ủa con bé này lạ nhỉ, giới thiệu bánh cuốn Thanh Trì

cho đã vô rồi dừng xe ở Phủ Lý ăn bánh cuốn Phủ Lý là sao ^^.

Thì người ta hay trêu nhau là của lạ mới là của ngon đúng không ạ, thì nay ta phải

để giành đồ ngon của Hà Nội mình lại để ăn thử bánh cuốn tỉnh bạn thì mới lạ phải không ạ?

Dạ thưa, mỗi món ngon đều được đặt tên gắn liền với mảnh đất mà chủ yếu sinh ra bánh cuốn Phủ Lý cũng như vậy. Dọc theo dòng sông Hồng ta có thể thưởng thức món bánh cuốn như bánh cuốn Thanh trì, bánh cuốn Hưng Yên, bánh cuốn tôm Thái Bình, hay món bánh cuốn trứng lạng Sơn … vậy tại sao bánh cuốn Phủ Lý lại đặc biệt đến một 9 một 10 với bánh cuốn Thanh Trì đến vậy.

Bánh cuốn phủ lý đặc biệt bởi những nguyên liệu làm ra nó là bột gạo tẻ, mộc nhĩ, hành khô. Gạo phải là gạo tám xoan xay thành bột sau đó ngâm nước khoảng 2-3 tiếng rồi mang đi tráng bánh khi bánh được tráng xong sẽ giải lên một chút hành khô và mỡ lợn để làm cho bánh cuốn có thêm độ ngậy. Bánh cuốn Phủ Lý thơm ngậy bởi vị mỡ lợn giòn của mộc nhĩ và thơm nức của hành khô. Bánh thường được ăn nguội nhưng khi ăn sẽ chấm với nước dùng nóng.

Bát nước chấm có đầy đủ các nguyên liệu như đu đủ xanh thái lát mỏng,vị chua của giấm,cay của ớt và thơm nồng của tỏi tất cả đã tạo nên một hương vị khó cưỡng của món bánh cuốn Phủ Lý.

Và bây giờ xe của chúng ta sẽ dừng khoảng 15 phút để quý anh chị nhà mình được

thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cuốn phủ lý ạ.

Sau khi đoàn dừng chân ăn sáng

Xe của chúng ta vừa qua đó chính là tuyến đường cao tốc Pháp vân – Cầu Giẽ, tuyến đường cao tốc nối liền Hà Nội đến với Ninh Bình. Như chúng ta đã biết quãng đường từ Hà Nội đến Ninh Bình dài khoảng 100 km, và nhờ có tuyến đường cao tốc này chúng ta sẽ đến với Ninh Bình một cách nhanh nhất có thể. Đây là tuyến đường cao tốc được xây dựng vào ngày 30/6/2012 với mức vốn đầu tư lên đến 8978 tỉ đồng. Trên tuyến đường chúng ta đi sẽ di chuyển qua các tỉnh là Hà Nội Hà Nam và điểm đến là thành phố Ninh Bình. Khi nhắc đến ba tỉnh này chúng ta bất giác lại nhớ về tỉnh Hà Nam Ninh xưa.

Hiện nay tỉnh này đã tách thành ba tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Hà Nam Ninh, thực chất được thành lập là trên cơ sở vùng đất trấn Sơn Nam (xứ), một vùng đất lâu đời và giàu truyền thống văn hoá ở phía Nam của kinh thành Thăng Long xưa; tương ứng với các vùng văn hóa đặc trưng khác như: xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Kinh Bắc, xứ Đoài, xứ Đông.

Tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập vào ngày 27 / 12 / 1975 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Nam Hà (hiện nay là Hà Nam và Nam Định) và Ninh Bình

Ngày 26 / 12 / 1991, Hà Nam Ninh được chia lại thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như trước.

Ngày 6 / 11 / 1996, Nam Hà được chia lại thành hai tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định. Để nhắc về sự kiện hợp hợp tan tan ấy thì chúng ta lại nhớ về câu thơ.

Khi xưa ba tỉnh một nhà

Chung quy hội tụ là Hà Nam Ninh

Về sau giã biệt Ninh Bình

Giờ xa Nam Định còn mình Hà Nam.

Giờ đây, tuy tên gọi Hà Nam Ninh không còn nữa nhưng những người con nơi đây vẫn luôn nhớ về cái tên này để mà những ai xa quê đôi khi vẫn bất giác nói về Hà Nam Ninh. Hà Nam ngoài vùng đất được mệnh danh là đất học ra thì nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng các danh lam thắng cảnh đẹp.chính vì thế mà cứ nhắc đến Hà Nam người ta lại nói về chùa Bà Đanh, ngũ Động Thi Sơn hay về ngôi chùa nổi tiếng trong thời gian gần đây là ngôi chùa Tam Chúc. Nhưng đang tiếp nối về câu chuyện hợp tan tan của gốc tích cái tên Hà Nam Ninh, thì hướng dẫn viên xin tiếp nối câu chuyện tình dang giờ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, Thị nở và Chí Phèo được ra đời bởi nhà văn Nam Cao một nhà văn nổi tiếng của thế kỷ 20 cả đời ông luận viết về những người nông dân Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến của thế kỷ 20.

Nam Cao (1915 – 1951) là bút danh của nhà văn – nhà báo – liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách TP. Nam Định 5 km). Học xong thành chung, Nam Cao bôn ba nhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê. Từ đó, Nam Cao sống chật vật bằng nghề dạy học và viết văn. Năm 1943 , ông vào Hội Văn hoá cứu quốc. Tham gia Tổng khởi nghĩa ở quê hương, ông được cử làm chủ tịch xã. Sau Cách mạng, với tư cách phóng viên – Nam Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến, rồi lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ. Cuối tháng 11 năm 1951, trên đường đi công tác vào vùng địch tạm chiếm, Nam Cao anh dũng hi sinh tại làng Vũ Đại, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, khi tài năng đang nở rộ.

Sinh thời, Nam Cao thường suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”. Sự nghiệp của ông bắt đầu bằng các trang văn lãng mạn. Lúc này, quan điểm sáng tác lãng mạn ảnh hưởng đến Nam Cao khá rõ. Nhưng rồi, tác giả nhận ra: văn chương lãng mạn có phần xa lạ với đời sống lầm than, nhà văn lãng mạn thoát li không ưa sự thật, âm điệu ảo não, thất tình tràn đầy các trang sách của họ. phong cách nghệ thuật của Nam Cao.

Sau bao trăn trở, khi nhận ra: “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối”, Nam Cao khước từ chủ nghĩa lãng mạn để coi trọng nghệ thuật hiện thực vị nhân sinh.

Nam cao đã viết lên Chí Phèo một tác phẩm đỉnh cao của văn học hiện thực Việt Nam với bức tranh toàn cảnh nông thôn Việt Nam dưới thời kỳ thực dân nửa phong kiến mà hình ảnh ngôi làng Vũ Đại ngày ấy chính là mảnh đất Hà Nam xưa nơi Nam Cao từng sinh sống. Chí Phèo là câu chuyện kể về chuyện tình yêu của Chí Phèo và Thị Nở qua đó khắc sâu nỗi khổ của người nông dân trên bước đường bần cùng hóa dẫn đến tha hóa. Cũng chính chủ đề tình yêu bao đời cũng là nỗi niềm sáng tác của nền văn học Việt Nam để mặc khi nói về tình yêu thì đều không tìm nổi mà thốt lên rằng. “Sự đời nước mắt soi gương/ Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều”. Nhưng Xuân diệu đã nói ” Làm sao có thể sống mà không yêu “. Chất liệu tình yêu ấy đã được nhà văn Nam Cao – nhà văn của hiện thực người luận viết về nghệ thuật vị nhân sinh đã tạo nên một tác phẩm văn học thật khác lạ thật đặc biệt về tình yêu. Tháng 2/1941, nhà văn Nam Cao đã viết nên một câu chuyện tình thật đặc biệt về Thị nở và Chí Phèo Để mỗi khi ngồi với nhau ta lại bàn về câu chuyện tình yêu độc đáo này ra lại nhẩm trong lòng một câu thơ.

” Mời anh ghé lại xơi chén nước

Nghe chuyện làm cao truyện Chí Phèo

Nghe chuyện làm cao chuyện đôi lứa

Nghe chuyện trần gian nghe chuyện đời”

“Chí Phèo” là câu chuyện tình khiến ta phải ngậm ngùi bởi sức mạnh thay đổi của tình yêu.

Chí Phèo từng là anh Chí chất phác nhưng bị tha hóa trên cuộc đời, dẫn đến trở thành một thằng Chí Phèo mà cứ mỗi lần cất tiếng lên là mọi người lại sợ vì mỗi lần hắn cất tiếng chỉ là tiếng chửi. chửi đời, chửi người , chửi làng . Tiếng chửi cay nghiệt, đay nghiến người nghe, nhưng không làm ai sợ mà chỉ khiến Chí Phèo bị coi thường bị lãng quên. Để mỗi lân ta nói về ai mà say rượu nói càn ta lại ngán ngẩm mà chép miệng ÔI DỒI ĐỒ CHÍ PHÈO. Thế mà mảnh ghép tình ái lại tìm đến con tim ấy, người đàn bà xấu nhất làng lại chữa lành tổn thương cho hắn, giúp hắn trở lại làm anh Chí. Để ta thấy sức mạnh của tình yêu sao mà lớn đến thế, lớn đên mức không một ngôn từ nào diễn tả nổi.

“Đêm say ta lạc chốn hư không

Tửu sắc say mê giấc mộng hồng “

Mà anh chị nhà mình nghĩ yêu có đau khỏ không ạ?

Mấy ai yêu mà không đau, không khổ. Yêu mà không từng đau một lần thì đấy chắc hẳn chưa phải là yêu. Thế mà yêu nhau nhưng không đến được với nhau lại càng khiến người ta tan nát cõi lòng. Bởi ái tình lúc ngọt ngào thì khiến người ta thấy sao mà hạnh phúc đến thế, lúc chia xa rồi lại hủy đi người khác đến tận cùng. Và Thị Nở chỉ mới chớm trao cho Chí chút tình yêu thôi, mới chỉ chạm nhẹ đến ước muốn trờ lại của Chí thì đã dứt áo ra đi, hủy đi thằng Chí một cách triệt để. Đẩy hắn đến cái chết của cuộc dời. Và các anh chị ạ, dù cái kết ấy có ra sao, thì mối tình Thị Nở Chí Phèo vẫn luôn là mối tình đẹp trong lòng người lữ khách phương xa đến với nơi đây. Một Thị Nở dù xấu đến đâu vẫn tìm cho mình được một chí phèo khen mình đẹp, vậy là đủ rồi. và mong rằng các anh chị nhà mình sẽ tìm được một nửa luôn khen mình đẹp, luôn yêu thương mình hết mình, và anh chị nào mà tìm được nửa kia của mình rồi ấy thì sẽ luôn luôn dùng sự chân thành để đối với nửa kia của mình. Mà có lẽ chính sự hợp tan ấy mới khiến ta mãi nhớ về câu chuyện Chí Phèo với những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc và chính cái chết của chí có lẽ đây chính là ước mơ về một đất nước độc lập được nhà văn Nam Cao lồng ghép trong tác phẩm của mình. Để mỗi khi có dịp ngang qua Hà Nam ta lại nhớ về câu chuyện ấy câu chuyện về Chí Phèo và Thị Nở. Và mối tình Thị Nở Chí Phèo được nhà văn Nam Cao tái hiện qua truyện ngắn Chí Phèo đã cho ta thấy những kiếp người khốn cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn mong chờ vào ngày mai tươi sáng hay nó chỉ là niềm tin của Nam cao về một đất nước độc lập nơi con người sẽ được sống là chính mình là những con người không còn chịu cảnh lầm than. Và biểu tượng của nền độc lập chính là lá cờ đỏ sao vàng trên nền trời của đất nước ta.

Hiện nay chúng ta đang có mặt trên quê hương của người được gọi là ông hai Bắc Kỳ – Tác giả của lá cờ Việt Nam.

Quốc kỳ là lá cờ ở đại diện cho chủ quyền quốc gia xuất hiện đầu tiên ở các quốc gia chủ quyền phương tây cận đại trước thế kỷ 16 ở châu á không tồn tại khái niệm quốc kỳ thời bấy giờ cờ của hoàng đế được coi là biểu tượng của quốc gia đó.

Quốc kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy mẫu từ ký hiệu cờ đỏ sao vàng của mặt trận Việt Minh của Bắc Kỳ từ trước tháng tám năm 1945 lá cờ đỏ sao vàng hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong sự kiện Nam Kỳ khởi Nghĩa 23-11-1940.

được chính thức treo lên vào ngày 19 tháng 5 năm 1941 tại hang Pác Bó khi khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam độc lập đồng minh hội.

Ngày 22 / 12 / 1944 lá cờ đỏ sao vàng được chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho đại tướng Võ Nguyên giáp làm lễ khai sinh đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

Ngày 2-9-1945 cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ tuyên bố độc lập tại Quảng trường Ba đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Năm 1976 theo tìm hiểu của nhà văn Sơn Tùng lá cờ lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến lúc đó thường được gọi là ông hai Bắc Kỳ.

Khi về đến thôn lũng xuyên xã Yên Bắc huyện Duy Tiên Thành phố Hà Nam ai cũng biết đến nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Hữu Tiến tác giả của lá cờ tổ quốc một tấm gương tiêu biểu cho những chiến sĩ cách mạng kiên cường đầu tiên của chi bộ xã Yên Bắc. Nhưng từ lâu dân Dũng xuyên thường gọi ông về cái tên gần gũi là ông giáo ngoài họ nước kể về ông với những niềm tự hào và lòng nhớ thương vô tận.

Ông giáo cách mạng tên khai sinh là Nguyễn Hữu Tiến hay còn được gọi với cái tên trong gia tộc là ông Hoài. Khi xưa nhiều thanh niên đã ngồi gò lưng học bài từ ông giáo Hoài dậy không chỉ học chữ mà thanh niên còn được công giáo dạy cho về lễ nghĩa tình yêu quê hương và tính tự tôn dân tộc chính vì thế sau này khi hoạt động cách mạng tham gia chi hội đầu tiên của xã thầy hoài đã nhanh chóng thu hút được lực lượng trẻ tham gia hoạt động rất tích cực.

Năm 1927 Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng phí hội và làm phó bí thư phụ trách luân chuyền hai năm sau ông tham gia Đảng cộng sản Đông Dương và trở thành bí thư Chi bộ đầu tiên tại xã nhiều học trò đã theo ông hoạt động cách mạng năm 1931 bí thư Nguyễn Hữu Tiến lần đầu tiên làm tỉnh ủy viên phụ trách tờ báo đỏ búa liềm công nhân của Hà Nam.

Phong trào cách mạng của Hà Nam ngày một lớn mạnh cùng với lực lượng phát triển khắp nơi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ ngay lập tức chúng ta ra lệnh bắt ông và tuyên án tử hình nhưng nhờ các tầng lớp trí thức học sinh phản ứng biểu tình rầm rộ thực dân Pháp phải hạ xuống mức án tù khổ sai chung thân đưa vào giam cầm ở nhà sao hỏa lò.

Vừa vào tù Nguyễn Hữu Tiến Hiền tham gia viết bài cho tạp chí Lao Tù và trở thành cây bút chủ lực sau đó dần dần phát triển, ông được chuyển lên nhà tù Sơn La cuối cùng bị đày ra Côn Đảo với ý chí cách mạng kiên cường không chịu khuất phục nơi tù đầy chiến sĩ Nguyễn Hữu Tiến đã bàn bạc về các đồng chí trong chi bộ kế hoạch vượt biển trốn khỏi nhà tù Côn Đảo đó là một ý tưởng táo bạo và hết sức dũng cảm bởi vượt biển bằng cách nào với sóng to gió lớn mênh mông biển trời.

Sau nhiều thời gian chuẩn bị vào lần lượt vượt biển thứ nhất không thành vì sóng quá lớn đến lần thứ hai vào một đêm biển lặng cuối tháng 4/1935 các chiến sĩ đã vượt ngục thành công tinh mơ sáng hôm sau Nguyễn Hữu Tiến và 3 người khác đã cập bờ vào đất Bạc Liêu trước sự ngỡ ngàng và mừng rỡ của mọi người.

Ngay lập tức chàng thanh niên Nguyễn Hữu Tiến tiếp tục hoạt động cách mạng tại 4 tỉnh Long xuyên Rạch Giá, Châu đốc và Hà Tiên với bí danh là Quế Lâm mấy năm sau phong trào phản kháng ngày một lớn mạnh nhất là mặt trận Bình Dân hết sức sôi nổi đã khiến thực dân pháp khoảng sợ chúng ra sức đàn áp khủng bố lực lượng cách mạng địa phương hòng dập tắt phong trào yêu nước.

Nhưng chúng không thể ngờ rằng chính ủy Nam Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa. Năm 1939 Nguyễn Hữu Tiến được điều về Sài Gòn, Gia Định tham gia ban lãnh đạo xứ ủy và năm sau vào tháng 7/1940 ông được tín nhiệm giao nhiệm vụ vẽ lá cờ làm biểu tượng cho cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Là một người làm báo cách mạng lại là một người thầy giáo mới nhiều vốn liếng văn chương lịch sử phong phú đã được tổ chức tin cậy Nguyễn Hữu Tiến đã có những ý tưởng rất sáng tạo và tìm được ý nghĩa biểu trưng cho lá cờ.

Trước hết phải khẳng định rằng đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi lá cờ tượng trưng cho lời kêu gọi và là biểu tượng cho cách mạng của Đảng và dân tộc biết bao hình tượng lần lượt hiện ra trong tâm trí ông giáo là ngày nào những vần thơ yêu nước của các chiến sĩ về Phan bội Châu Phan Châu Trinh thôi thúc trong trái tim nồng nhiệt của nhà cách mạng Nguyễn Hữu Tiến.

Nguyễn Hữu Tiến đã lấy cảm hứng từ lá cờ đỏ búa liềm của đảng tạo nên hình tượng ngôi sao 5 cánh trên nền cờ đỏ lá quốc kỳ Việt Nam ra đời trong biết bao nỗi thống khổ của nhân dân . Ý nghĩa của lá cờ với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các anh hùng đã đổ trên nền độc lập. Sao vàng tượng trưng cho linh hồn của dân tộc và ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho 5 tầng lớp tham gia cách mạng sĩ công nông thương binh cùng tham gia kháng chiến. Lá cờ ra đời đã tạo nên sự động viên vô cùng lớn cho công cuộc kháng chiến nước ta:

“Hỡi những ai máu đỏ da vàng hãy chiến đấu dưới cờ thiêng tổ quốc

Nền cờ đỏ thắm máu đào vì nước Sao vàng tươi ra của giống nòi

Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi Hỡi sĩ công nông thương binh

Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh”

Và đúng ngày 30/7/1940 bản in đầu tiên hình tượng lá cờ đỏ sao vàng trên đá đã được thực hiện làm mẫu cho hàng ngàn lá cờ khác được đưa đi tới các cơ sở bí mật mẫu lá cờ do ông thiết kế đã được in trên trang nhất báo Tiến lên cùng với bài thơ trên kêu gọi nhân dân Việt Nam đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ thiêng tổ quốc nhưng ông bị bắt vào T8/1940 và không kịp tham gia vào cuộc khởi nghĩa cuối năm đó. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ không thành công thực dân Pháp đã đưa Nguyễn Hữu Tiến cùng các đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thị Minh khai, Hà Huy Tập ra pháp trường xử bắn. biết trước tình thế hy sinh vì sự nghiệp cách mạng Nguyễn Hữu Tiến đã viết những câu thơ rực lửa trước khi ra pháp trường.

Vĩnh biệt hôm nay có mấy lời

Nhắn cùng đồng đội trí khắp nơi

Tinh thần để lại cho non nước

Thù hận ghi sâu giữa đất trời

Án chém Hà Nam đã giữ sạch

Khổ sai côn đảo đã qua rồi

Anh em đi chọn con đường nhé

Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.

Và đúng như vậy tháng 5/1941 tại hội nghị Tân trào chuẩn bị các cuộc khởi nghĩa quốc dân Đại hội đã nhất trí chọn mẫu cờ đỏ giờ Nguyễn Hữu Tiến vẽ làm quốc kỳ Việt Nam quả là thật rưng rưng với bất kỳ ai khi được tận mắt ngắm lá cờ đỏ sao vàng trên nền trời Việt Nam nói chung và lá cờ tại nhà tưởng niệm Nguyễn Hữu Tiến cách đây 76 năm nói riêng. Ông không chỉ là một họa sĩ đã vẽ lên lá cờ với tinh thần cách mạng nhưng đó lại là một lá cờ mạnh mẽ trong lòng yêu nước nồng nàn mãi là niềm tự hào của quê hương Việt Nam và Hà Nam.

Dạ thưa anh chị nhà mình, trước mắt chúng ta chính là hầm chui Tam Điệp, từ đây ta chính thức đến với mảnh đất Ninh Bình, mà mỗi lần Tam Điệp xuất hiện ai rồi cũng bất chợt bồi hồi, thời gian sao trôi nhanh quá, hàng trăm năm rồi cũng chỉ còn lại là vết nứt, vết rêu phong trên mỗi viên gạch, gốc cây tại mảnh đất Tam Điệp này. Vậy Tam Điệp là gì ạ ?

Là một Tam Điệp.

“Ai về Tam Điệp Đồng Giao

Mà xem phong cảnh biết bao hữu tình

Đêm về ánh điện lung linh

Đường thông, hè thoáng thỏa mình dạo chơi”

Và rồi Tam Điệp của cả lịch sử xa xưa.

“ Rủ nhau lên núi đốt than,

Anh đi Tam Điệp em mang nón trình.

Củi than nhem nhuốc với tình,

Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên.”

Có một Tam Điệp sừng sững uy nghiêm, ngày dêm canh gác cho Cố Đô. Quả không oan khi nói, Ninh Bình là vùng đất địa linh, bởi nơi đây là vùng đất đặc biệt hội tụ trong mình bề dày của đạo Công giáo và đạo phật, một Ninh Bình mà khi nhắc đến ta lại băn khoăn, không biết dùng ngôn từ mỹ miều nào để miêu tả nên vẻ huyền bí ấy, Ninh Bình – vùng đất của bí ẩn tôn giáo. Và địa điểm đầu tiên của đoàn mình ngày hôm nay tại vùng đất Cố Đô chính là:

Nhà thờ đá Phát Diệm:

Và nói đến đạo, đến nhà thờ người ta sẽ nói đến Nhà thờ Phát Diệm. Phát Diệm là một thị trấn ở phía nam đồng bằng sông Hồng. Đây là trung tâm huyện lỵ của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. ( kiến thức nâng cao)

Nhà thờ đá Phát Diệm

 

Tràng An:

Tràng An được ví như một “Hạ Long trên cạn” với vẻ đẹp tráng lệ được tạo nên bởi hệ thống núi đá muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng suối nhỏ quanh co, uốn lượn nối liền các hang động và thung lũng hoang sơ. Vẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời ở Tràng An tạo nên một thế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ. Nơi đây còn là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc. ( kiến thức nâng cao)

Cố Đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính. ( kiến thức nâng cao)

Nội dung thuyết minh còn tiếp….liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ.

2.Đăng ký tour

Để đăng ký tour: HÀ NỘI – PHÁT DIỆM – TRÀNG AN – HOA LƯ – BÁI ĐÍNH – KÊNH GÀ tại đây

hoặc liên hệ với Wondertour
Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Lê Mỹ Hạnh

Hướng dẫn viên chuyên tuyến: Hà Nội – Ninh Bình

Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức

 

 

 

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều