Thuyết minh tour Sapa: Bản Cát Cát – Đỉnh Fansipan

24/11/2021 16:55 +07 - Lượt xem: 95709

Sapa thành phố trong sương, từ lâu đã được lựa chọn là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn nhất miền Bắc của du khách trong và ngoài nước. Nơi đây không những là bức tranh non nước hữu tình với cảnh mây vờn núi, núi e ấp trong mây, mà Sapa còn đẹp bởi một nền văn hóa bản địa đặc sắc với đa dạng văn hóa dân tộc H’Mông, Mường, Dao… Hãy cùng Wonder Tour khám phá SaPa trong hành trình 2N1D đầy thú vị nhé!

1.Tóm tắt chương trình tour

Thời gian

Chương trình

Ngày 1

Sáng 6h30-7h00 Xe và HDV đón đoàn tại điểm hẹn
13h00 Đoàn ăn trưa, nhận phòng khách sạn
Chiều 14h30 Tham quan bản Cát Cát, tìm hiểu nghề dệt nhuộm của người H’Mông, thăm Thác thủy điện
18h00 Đoàn ăn tối tại nhà hàng, tự do dạo chơi thị trấn Sapa, thăm chợ tình ( vào thứ 7 hàng tuần )

Ngày 2

Sáng 6h30 Đoàn ăn sáng tại khách sạn
7h30 Chinh phục đỉnh Fansipan- nóc nhà Đông Dương ( chi phí tự túc )
Chiều 13h00 Quý khách ăn trưa, trả phòng khách sạn, tự do dạo chơi tại thị trấn Sapa
16h00 Đoàn lên xe tam biệt Sapa về Hà Nội

2. Thuyết minh trên xe

chào đoàn tham khảo trên wondertour

Vâng trong buổi sáng ngày hôm nay em cũng xin phép được giới thiệu sơ qua về lịch trình để cô chú và anh chị có thể nắm rõ hơn. Buổi sáng ngày hôm nay thì xe của chúng ta xuất phát vào lúc 6h30p để đến với thị trấn Sapa và quãng hành trình chúng ta di chuyển sẽ rơi vào khoảng 245km. Trên hành trình đó đoàn nhà mình sẽ đi qua các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái rồi đến Lào Cai, và ở giữa chặng hành trình thì cô chú và anh chị sẽ có một khoảng thời gian để chúng ta có thể nghỉ ngơi tại mảnh đất Vĩnh Phúc để chúng ta có thể giải quyết những cái nhu cầu cá nhân, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị cho phần hành trình còn lại. Thưa quý cô chú và anh chị sáng ngày hôm nay đoàn nhà mình sẽ di chuyển lên thị trấn Sapa – Lào Cai. Đến thị trấn Sapa thì chúng ta sẽ ăn trưa tại nhà hàng sau đó nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi. Buổi chiều đoàn ta sẽ tham gia chương trình khám phá bản Cát Cát, tìm hiểu nghề dệt nhuộm của người H’Mông và thăm Thác thủy điện. Tối đến chúng ta sẽ ăn tối tại nhà hàng, sau bữa tối chúng ta sẽ tự do dạo chơi thị trấn Sapa, và thăm chợ tình, đó là lịch trình ngày thứ nhất của đoàn mình. Vói lịch trình ngày thứ hai thì quý cô chú và anh chị sẽ ăn sáng tại khách sạn lúc 6h30, ăn sang xong đoàn nhà mình sẽ chinh phục đỉnh Fansipan. Sau khi chinh phục đỉnh Fansipan xong đoàn ta di chuyển về khách sạn trả phòng rồi ăn trưa, sau đó đoàn sẽ tự do dạo chơi tại thị trấn Sapa. Khoảng 16h00 chiều đoàn ta sẽ di chuyển về với thủ đô Hà Nội thân yêu. Vâng có lẽ là buổi sáng ngày hôm nay cô chú và anh chị đã phải dậy rất là sớm để chuẩn bị cho cái chuyến đi này rồi thì bây giờ là khoảng thời gian còn khá sớm nên em HDV cũng xin phép dành lại cái không gian riêng tư này để cô chú và anh chị có thể nghỉ ngơi thêm một chút trước khi là đến với các hoạt động khác trên xe, em xin cảm ơn và xin phép gác mic ạ.

Giới thiệu Phú Thọ

Kính thưa quý cô chú và anh chị hiện tại xe của chúng ta đang lăn bánh trên địa phận của mảnh đất Phú Thọ và đến với Phú Thọ thì có một câu nói mà chắc hẳn cô chú và anh chị nào ngồi ở đây cũng như rất nhiều người dân trên khắp Việt Nam chúng ta đều đã thuộc lòng rằng :

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng muồi tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về”

Vâng cứ vào mỗi dịp đầu tháng ba âm lịch hàng năm là mỗi người dân khắp cả nước lại nô nức kéo về Phú Thọ để du xuân và để tham gia vào những lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất tại Việt Nam đó chính là lễ hội Đền Hùng, được tổ chức tại khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng và cũng chính tại nơi đây trong chuyến thăm đền hùng vào ngày 19-9-1954 thì Bác Hồ đã có một câu nói nổi tiếng rằng: “ Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” . Để nhắc nhở và tưởng nhớ lại công lao to lớn của các vị vua hùng trải qua nhưng thăng trầm của lịch sử, trải qua nhưng biến động trong sự phát triển của kinh tế xã hội thì ngày nay người ta đến với Phú Thọ không chỉ vì đền Hùng và không chỉ vì ngày giỗ tổ nữa, mà người ta đến với Phú Thọ bởi cái lòng yêu mến cong người và cảnh vật nơi đây. Thế nên mới lại có câu rằng là:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Yêu người Phú Thọ hay cười hay ca

Dù ai buôn bán gần xa

Yêu người Phú Thọ thì chốn mẹ chốn cha để về”

Sự bình yên và đa dạng của núi, của đồi, của sông của nước đã tạo nên sức hấp dẫn cho cảnh quan thiên nhiên của mảnh đất nơi đây và dần dần nó cũng tạo nên sức hút cho con người Phú Thọ thế nên người ta mới lại có câu rằng là:

“Trai đất tổ làm khổ gái tứ phương

Gái đẹp đất tổ thì làm vấn vương các anh hùng”

Phải chăng cùng bởi cái sự hay nói, hay cười, hay đùa đã tạo nên cái sức hấp dẫn cho con người Phú Thọ đến vậy và cái hay nói, hay cười hay đùa này còn được nâng tầm lên một đỉnh cao mới với một cái địa danh nổi tiếng mà chắc hẳn cô chú và anh chị ngồi ở đây cũng đã từng nghe tới đó chính là mảnh đất Văn Lăng cả làng nói khoác đúng không ạ. Đôi khi chúng ta cảm thấy cái áp lực và mệt mỏi trong cuộc sống mà được nghe những câu chuyện rất đỗi mộc mạc và giản dị mà lại mang lại tiếng cười thì đó chẳng phải điều tuyêt vời hay sao. Cái hay nói, hay cười hay đùa của người Phú Thọ còn được đưa cả vào trong những vần thơ mộc mạc và giản dị mà không thể không nhắc tới những vần thơ của nhà thơ bút tre, một trong những người con của mảnh đất Phú Thọ: “Con đò chổng đít sang ngang, bên kia có một cái làng thò ra”. Vâng về với Phụ Thọ là về với con sông Hồng chĩu nặng phù sa, con sông đi cùng lịch sử và gắn liền với tuổi thơ của không biết bao nhiêu thế hệ. Có một nhà thơ khi đứng trên cầu Long Biên của Hà Nội nhìn xuống dòng sông thì đã thốt lên 2 câu thơ rằng: “sao con sông phù sa nặng hạt, khúc gỗ này chôi dạt từ đâu” thì xin thưa với anh rằng là bởi sông dài nên phù sa nặng đỏ và khúc gỗ này là từ Phú Thọ đó anh. Nếu như một lần về với Phú Thọ chúng ta hãy cùng nhau đắm mình vào cái không gian của rừng cọ, đồi chè rất đặc chưng cho mảnh đất nơi đây để thử cái cảm giác dủ nhau lên đồi cọ hái chè, hiu hiu gió mát nghe anh tâm tình, em ơi chuyện của chúng mình không cần nói lắm mà cũng chảng phải chứng minh gì nhiều, ngày mai anh đánh cái liều hỏi em làm vợ để sớm chiều mình có nhau, cho dù cơm nhạt canh rau yêu người Phú Thọ thì trước sau ân tình. Đến đây thì em HDV cũng xin dành cho đoàn mình ít phút nghỉ ngơi trước khi di chuyển sang địa phận của tỉnh tiếp theo ạ.

Giới thiệu Vĩnh Phúc

Thưa cả đoàn hiện tại chúng ta đang có mặt trên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh đẹp cùng nhiều khu danh thắng thú vị như Tam Đảo, hồ Đại Lải, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Thưa quý đoàn, khi mà nhắc đến Vĩnh Phúc, người ta thường nói là Vĩnh Phúc à, có gần Tam Đảo không, thì Tam Đảo ở đây rất là nổi tiếng, vâng, thưa quý đoàn vậy có ai biết là tại sao lại có tên là Tam Đảo không ạ? Đó chính là Tên gọi Tam Đảo vốn có nguồn gốc từ ba ngọn núi cạnh nhau: Thiên Thị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa.

Thưa quý đoàn, còn một địa điểm rất là nổi tiếng nữa đó chính là Thiền viện Trúc Lâm- Tây Thiên, mà người mình hay gọi là Chùa Tây Thiên đó ạ. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được coi là một trong những thiền viện lâu đời nhất và lớn nhất sở Việt Nam. Nơi đây là danh lam thắng cảnh có giá trị về nhiều mặt: Tín ngưỡng, lịch sử, kiến trúc với cảnh quan sơn thủy hữu tình. Quý đoàn nhà mình thân mến, bên phía công ty em cũng có cung cấp những tour tâm linh, như đi chùa Tây Thiên, đi nghỉ dưỡng ở Tam Đảo, có dịp thì quý đoàn hãy sử dụng cái dịch vụ tour bên em, thời gian không có nhiều, nên em xin phép giới thiệu qua cho quý đoàn nhà mình biết về mảnh đất Vĩnh Phúc có những gì vừa rồi thôi ạ. Có thời gian em sẽ cung cấp tiếp thông tin cho đoàn nhà mình ạ.

Giới thiệu về Yên Bái

Thưa cả đoàn hiện tại chúng ta đang có mặt trên địa phận tỉnh Yên Bái. Vùng đất này chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng, được xác lập trong lịch sử lâu đời cùng với tín ngưỡng bản địa, phản ánh qua các di chỉ tiêu biểu nền văn hóa Đông Sơn, cùng nhiều công trình kiến trúc tâm linh, đình, chùa cổ nổi tiếng được xây dựng và phát triển qua nhiều thế hệ người dân như: đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am…Tỉnh Yên Bái có dòng sông Hồng bồi đắp phù sa, tạo lên những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non vươn sát bờ sông tạo thành những khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục. Thiên nhiên ban tặng Yên Bái một phong cảnh non nước hữu tình với nhiều cảnh quan đẹp như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chè Suối Giàng, hay khu du lịch Hồ Thác Bà… Những ai đã từng đặt chân đến vùng đất Yên Bái đều cảm thấy sức hấp dẫn qua những trải nghiệm ấn tượng nơi mảnh đất đa sắc màu văn hóa này. Thưa quý đoàn một địa điểm du lịch rất nổi tiếng khi đến với Yên Bái mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là Mù Cang Chải– Đệ nhất ruộng bậc thang đất Việt. Đây là một trong những ruộng bậc thang đẹp nhất ở nước ta. Nơi đây mang màu sác đặc trưng riêng của miền núi Tây Bắc. Đến với Mù Cang Chải chúng ta sẽ được chiên ngưỡng cánh đông lúa xếp thành từng bậc theo sườn núi. Từng thửa ruộng uốn lượn mượt mà theo địa hình làm ta liên tưởng đến những chiếc khắc lụa mềm mại bay nhẹ trong gió của những thiếu nữ vùng cao.

Kính thưa quý cô chú và anh chị còn khoảng 1/3 quãng đường nữa là chúng ta đến với thị trấn Sapa sương mù – một trong nững địa điểm nổi tiếng và thu hút khách du lịch bậc nhất tại khu vực phía bắc. Nếu như nhắc đến sự kỳ vĩ của tạo hóa, sự tuyệt vời của tự nhiên là người ta sẽ nhắc tới Hạ Long, với vịnh Hạ Long  một trong những di sản thiên nhiên của thế giới. Nhắc đến một bề dày của những giá trị lịch sử và văn hóa kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên làm say đắm lòng người là người ta sẽ nhắc ngay tới Ninh Bình, thì khi nghĩ tới các cảnh sắc thơ mộng của núi, của rừng của đời sống con người thì người ta sẽ nhắc ngay tới Sapa. Sapa đặc biệt ở chỗ nơi đây là sự kết hợp của sự hiện đại và cái đời thường, mộc mạc giản dị dị của núi rừng và đời sống của các dân tộc đồng bào đang sinh sống tại khu vực nơi đây, và Sapa còn nổi tiếng với những cái điều kiện tự nhiện thật là đặc biệt mà có thể kể đến cái thứ mà người ta nhắc đến rất là nhiều gần đây đó chính là tuyết. Đối với các nước hàn đới và ôn đới thì tuyết rơi không phải là một cái điều gì đó nó quá lạ lùng, nhưng đối với các nước nhiệt đới như là Việt Nam chúng ta thì tuyết rơi nó lại là một cái điều gì đó rất là đặc biệt, mà cứ mỗi khi nghe tin có tuyết rơi là dân mình lại đổ xô đi ngắm , đi trải nghiệm cái cảm giác sờ, cầm nắm và trải nghiệm cái rét cắt da cắt thịt của điều kiện tự nhiên này. Có thể thấy rõ sự hào hứng của dân tình như thế nào khi dạo qua các mạng xã hội, các diễn đàn thì người ta đang lũ lượt rủ nhau đi ngắm tuyết, những cái lời mời gọi như là : “ bỗng dưng trời đổ gió đông, rủ nhau lên núi kiếm chồng nào chị em ơi, đông này sao mà lạnh quá trời, lên Sapa mà ngắm tuyết thì tuyệt vời làm sao” . và thế là từng đoàn xe lại nối đuôi nhau lên Sapa theo tiếng gọi của những bông tuyết trắng, như các năm thanh nữ tú người mông đến chợ phiên theo tiếng gọi của tình yêu và xe của chúng ta cũng là một trong những chiếc xe như vậy. Hy vọng đi lên tới Sapa thì cô chú và anh chị sẽ được trải nghiệm cái điều kiện tự nhiên kỳ thú này để được viết tên nhau một lần trên tuyết, để biết mình tình thắm dài duyên, tuyết tan rồi ta còn quyến luyến hay quên nhau như truyện gió bay, thật là thứ vị đúng không ạ? Nhưng đằng sau những cái niềm vui những cái thú vị đó là một nghịch lý luôn diễn ra trong đời sống thường ngày là niềm vui của người này đôi khi lại là nỗi buồn của người khác. Chắc chắn trong chuyến đi này cô chú và anh chị sẽ thấy rõ được cái điều đó tại chính mảnh đất thơ mộng Sapa mà quý vị đặt trân đến. Đó là hình ảnh của những em bé người H’Mông, người Tày, người Dao Đỏ đang co do trong cơn gió đong lạnh cắt da cắt thịt, chiếc váy các em mặc, chiếc mũ các em đội có thể rất nhiều mầu sắc sặc sỡ nhưng bên trong cái lớp áo, váy mổng sặc sỡ đó thì là một làn da đang tím tái đi vì lạnh. Cô chú và anh chị có thể thấy lũ trẻ đang nô đùa ở bên nhà thờ đá hay trên những con đường bán cho khách du lịch một vài chiếc vòng 5 ngàn đồng, 10 ngàn đồng có khi người ta còn chê ổng chê eo là đắt nhưng phía sau nhưng gương mặt ngây thơ đó thì là một cái sự gồng mình để chống lại cuộc sống khó khăn gian khổ mà nay lại thêm những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nữa. Khi mà cô chú và anh chị đang say giấc trong chiếc chăn ấm, chiếc nệm êm tại các khách sạn của Sapa thì cũng là lúc những đứa trẻ đi bộ cùng mẹ hàng trục cây số đường rừng đường núi đem vài món hàng lưu niêm đến thị trấn Sapa bán cho khách du lịch và ngày hôm nay sao cái chặng đường đó như dài hơn, khó đi hơn khi mà miền bắc trở lạnh, những cơn gió mùa đông bắc kéo theo băng giá và tuyết trắng. Đứa trẻ run rẩy trong cái lạnh cắt da cắt thịt mà nói với mẹ của nó rằng là :

“Mẹ ơi mẹ sao con chẳng thích tuyết

Đôi chân trần con lạnh cống mẹ ơi

Cái út nhở nằm sau lưng con địu

Chằn chọc hoài chẳng yên giấc vì mưa

Con trâu già sáng nay vừa chết cóng

Ai đỡ đần việc nương rẫy cùng cha

Mẹ ơi mẹ sao họ lại thích tuyết

Lạnh thế này con chẳng thích tuyết đâu”

Và rồi đi mãi thì trời cũng sáng, những đứa trẻ cũng đến được thị trấn Sapa và như một bản năng chúng ngây thơ nô đùa cùng với những đứa trẻ khác rồi thỉnh thoảng lại chạy theo khách du lịch và gọi theo rằng: “ cô ơi ! cô mua vòng cho con đi cô, cô ơi 10 nghìn không đắt đâu cô” vậy thì 5 nghìn hay là 10 nghìn cho 1 chiếc vòng cho 1 đứa trẻ có đắt hay là rẻ ạ. Thiết nghĩ giá trị của chiếc vòng không thể hiện qua sợi dây xanh đỏ tím vàng, không thể hiện qua những đồng tiền mà chúng ta dùng thường ngày để uống trà đá mà giá trị của nó nằm ở sự thấu hiểu và sẻ chia giữa con người và con người. Cô chú và anh chị đặt chân lên Sapa là chúng ta đang đặt chân lên mản đất của đồng bào người dân tộc H’Mông, người Tày, người Dao… mảnh đất tổ tiên mà họ đã sinh sống và kế thừa qua hàng trăm thế hệ và thật buồn thay khi mà chính người chủ nhà này lại đang bị đẩy ra đường trên chính mảnh đất của quê hương họ. Sapa thì đang mang trong mình một sức mạnh phát triển về kinh tế và du lịch nhưng thủ hỏi rằng bao nhiêu đồng bào các dân tộc nơi đây được hưởng xứng đáng cái nguồn lợi từ chính quê hương của mình ạ, và bao nhiêu người chủ của khách sạn nhà hàng tại Sapa là đồng bào người H’Mông hay là người Dao Đỏ ạ hay những đúa trẻ ngây thơ kia vẫn phải ngày ngày băng qua hàng trục cây số đường rừng không phải để đến trường học cái chữ mà là để đi bán hàng kiếm kế sinh nhai ạ. Cái lạnh mùa đông năm nay lại tràn về miền bắc và chúng ta vẫn thấy hình ảnh của những đứa trẻ Sapa co ro vói gió lạnh nhưng chúng vẫn còn may mắn hơn rất là nhiều so với những đứa trẻ ở Hà Giang, hay Điện Biên, Lai Châu hay là rất nhiều những nơi khác bởi vì chúng còn có Sapa và hàng ngàn đứa trẻ khác tại vùng núi đông bắc và tây bắc của Việt Nam thì vẫn đang phải gồng mình để chống lại cái rét trong chiếc áo mỏng manh, trên đôi chân trần và một cái bụng đói. Hy vọng vói những chia sẻ như vậy thì dần dần chúng ta đi du lịch không phải là để cho riêng mình mà đi du lịch còn là để sẻ chia.

Kính thưa quý cô chú và anh chị sau đây em xin phép giới thiệu đôi nét về Sapa, về vùng đất, con người cũng như nền văn hóa của các dân tộc vùng núi, một số điểm tham quan mà chúng ta sẽ đến thăm quan trong chương trình. Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km và 376 km tính từ Hà Nội. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Lai Châu. Mặc dù phần lớn cư dân huyện Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng thị trấn lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch.

Tên Sa Pa có nguồn gốc từ tiếng Quan Thoại. Trong tiếng Quan Thoại phát âm là SaPả hay Sa Pa tức “bãi cát” do ngày trước khi có thị trấn Sa Pa thì nơi đây chỉ có một bãi cát mà dân cư bản địa thường họp chợ. Ngoài ra, Sa cũng có thể là cách nói lệch đi theo phiên âm tiếng Tàu là Sha cũng có nghĩa là Cát.

Từ hai chữ “Sa Pả”, người phương Tây phát âm không dấu, thành SaPa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó thành “Cha Pa” và một thời gian rất dài sau đó người ta dùng “Cha Pa” như một từ tiếng Việt. Về sau, từ này viết được thống nhất là SaPa.

Thị trấn SaPa trước đây có một mạch nước đùn lên màu đỏ đục, nên dân địa phương gọi là “hùng hồ”, tức “suối đỏ”. Trước kia, SaPa là một cao nguyên nhỏ mang tên Lồ Suối Tủng. Năm 1897 chính quyền thuộc địa Pháp quyết định mở một cuộc điều tra về người dân tộc thiểu số miền núi vùng cao. Những đoàn điều tra đầu tiên đến Lào Cai vào năm 1898.Mùa đông năm 1903, trong khi tiến hành đo đạc xây dựng bản đồ, đoàn thám hiểm của Sở địa lý Đông Dương đã khám phá ra cảnh quan cao nguyên Lồ Suối Tủng và làng SaPả. Sự kiện này đánh dấu việc ra đời của thị trấn Sa Pa.

Năm 1905, người Pháp đã thu thập được những thông tin đầu tiên về địa lý, khí hậu, thảm thực vật… SaPa bắt đầu được biết tới với không khí mát mẻ, trong lành và cảnh quan đẹp. Năm 1909 một khu điều dưỡng được xây dựng. Năm 1917, một văn phòng du lịch được thành lập ở SaPa và một năm sau, người Pháp bắt đầu xây dựng những biệt thự đầu tiên. Năm 1920, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hoàn thành, SaPa được xem như thủ đô mùa hè của miền Bắc. Tổng cộng, người Pháp đã xây dựng ở SaPa gần 300 biệt thự.

Sa Pa có khí hậu mang sắc thái ôn đới và cận nhiệt đới, không khí mát mẻ quanh năm. Thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15ºC. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13ºC – 15°C vào ban đêm và 20ºC – 25°C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0°C, đôi khi có tuyết rơi. Lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.800 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

Thị trấn Sa Pa là một trong những nơi hiếm hoi của Việt Nam có tuyết. Trong khoảng thời gian từ 1971 tới 2008, 14 lần tuyết rơi tại Sa Pa. Lần tuyết rơi mạnh nhất vào ngày 13 tháng 2 năm 1968, liên tục từ 3 giờ sáng đến 14 giờ cùng ngày, dày tới 20 cm.

Vào thập niên 1940, người Pháp đã quy hoạch, xây dựng Sa Pa thành nơi nghỉ mát, điều dưỡng khá lý tưởng. Ở đây có đầy đủ hệ thống thủy điện, trạm nước, dinh toàn quyền, toà chánh sứ, sở than, kho bạc, kiểm lâm, hệ thống đường nhựa và đặc biệt là hơn 200 biệt thự theo kiểu phương Tây ở ngay trung tâm thị trấn, nằm xen giữa những cánh rừng đào và những rặng samu. Điều này làm cho thị trấn này mang nhiều dáng dấp của một thành phố châu Âu.

Về phía tây thị trấn Sa Pa là dãy núi Hoàng Liên Sơn, bốn mùa vào buổi sáng sớm sương giăng mờ mịt. Nơi đây có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143mét rất thích hợp cho những người thích môn leo núi và là khu vực của nhiều loại động, thực vật quý hiếm như cây hoàng liên, thông dầu v.v. Có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. SaPa, một địa danh nguyên sơ với làng bản các dân tộc ít người như H’Mông, Dao, Tày, Xá Phó… với Thác Bạc, cổng Trời, cầu Mây, hang Gió, núi Hàm Rồng… xứng đáng là một nơi dành cho những ai yêu thiên nhiên, muốn tìm hiểu phong tục tập quán của người dân miền núi.

Đỉnh Fansipan

Sa Pa ngày nay còn có thêm điểm tham quan hấp dẫn nữa là bãi đá cổ ở thung lũng Mường Hoa. Nơi đây được coi là di tích nền văn minh Việt cổ – điểm du lịch nghiên cứu khoa học rất lý thú. Đến với Sapa, nhiều du khách muốn tìm hiểu khám phá những phong tục độc đáo trong cuộc sống của cư dân địa phương, ở các thôn, bản. Những địa chỉ quen thuộc như nơi hộp chợ Sapa nhộn nhịp đông vui vào tối thứ bảy hàng tuần, các bản dân tộc H’Mông, Dao, Giáy…luôn có sức hấp dẫn, đặc biệt đối với nhiều du khách đến từ các nước Châu Âu.Và hôm nay chúng ta sẽ được đến thăm Sa pa, để tìm hiểu và khám phá mảnh đất, và con người nơi đây.

Thưa quý đoàn thân mến Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Hôm nay đoàn nhà mình đến với Sapa, chúng ta không thể nào quên được, những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực nơi đây đúng không ạ? Em đoán là khi nhà mình đi lên khu vực trên này thì nghĩ ngay đến thịt trâu gác bếp, cá hồi – cá tầm , hoặc là đồ nướng Sapa hay thắng cố đúng không ạ? Dạ, đến với Sapa còn có hạt dẻ nướng – bánh hạt dẻ. Đi khắp “thị trấn sương mù” này, đâu đâu bạn cũng có thể tìm thấy những hàng bán hạt dẻ nâu bóng, thơm lừng. Hạt dẻ thường được luộc chín rồi rang cho dậy mùi. Khi ăn, chúng ta sẽ cảm nhận được vị thơm ngọt, bùi bùi của hạt dẻ. Người dân ở đây còn nghiền hạt dẻ làm nhân bánh thay bột đậu xanh. Qúy đoàn nhà mình cũng có thể mua hạt dẻ và bánh này về để làm quà cho gia đình và người thân. Thưa quý đoàn, như lúc em có kể về ẩm thực, thì em có nói là có món thịt trâu gác bếp đúng không ạ, nhắc đến đây thì món thịt gác bếp này quá là nổi tiếng, và chắc hẩn trong quý đoàn nhà mình cũng đã từng thưởng thức món thịt trâu gác bếp rồi phải không ạ, Em xin giới thiệu với đoàn nhà mình một xíu về thịt trâu gác bếp, thì thịt trâu này được tẩm ướp với các loại gia vị đặc trưng của vùng đông tây bắc, đó chính là hạt dổi, hạt mắc khén, thêm các loại gia vị như muối, ớt, gừng,.. để tẩm ướt xong đi sấy khô hay còn gọi là hun khói. Thịt trâu gác bếp mà ăn kèm với chẳm chéo, một loại nước chấm, gia vị của đông tây bắc thì phải gọi là hết xảy đó ạ, uống thêm một hai ly bia nữa, thì thôi rồi luôn ạ, như này quý khách đã thèm chưa ạ, thưa quý đoàn, nhà mình ai đã từng thưởng thức rồi hay ai chưa từng thưởng thức, hãy mua về để làm quà, để dùng thử đặc sản nơi đây, rất là tuyệt vời đó ạ. Dạ, thưa quý đoàn, còn một món nữa mà đoàn nhà mình tối nay có dịp thưởng thức đó ạ, chính là món thắng cố, món này thì ở trên đây ngày xưa người ta làm từ nội tạng của con ngựa, nhưng bây giờ được biến tấu nhiều, được làm từ nội tạng trâu, bò, và cả dê nữa, một món ăn cũng rất là ngon, là tinh hoa văn hóa ẩm thức vùng cao đó ạ. Người dân ở trên đây, vào mỗi dịp chợ phiên, họ đi từ rất sớm, để thưởng thức thắng cô, nhâm nhi cùng rượu  San lùng ở trên đây nữa, ai rồi cũng phải say. Đoàn nhà mình mà có dịp đi dúng vào dịp cuối tuần có chợ phiên thì còn rất nhiều điều hay, và nhiều món ăn ẩm thực ở nơi đây. Thưa quý cô chú và anh chị hiện tại đoàn chúng ta đã đến thị trấn Sapa, sau đây thì đoàn nhà mình sẽ di chuyển vào khách sạn để nhận phòng để nghỉ ngơi và dùng bữa trưa với những món ăn đặc sản mà em đã giới thiệu ở trên ạ.

3. Thuyết minh tại điểm

Nội dung thuyết minh còn tiếp….liên hệ Wondertour để được hướng dẫn tải bài thuyết minh đầy đủ.

4. Đăng ký tour

Để đăng ký tour: Sapa – Bản Cát Cát tại đây

hoặc liên hệ với Wondertour
Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Phạm Lan Hương 

Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều