Thuyết minh tour tâm linh: Chùa Hương - Chùa Tam Chúc

15/11/2021 20:39 +07 - Lượt xem: 51416

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên đền là điểm đến của mọi người dịp đầu năm mới. Do đầu năm mới thì rất nhiều các lễ hội được mở ra. Nên thu hút được rất nhiều du khách thập phương. Bên cạnh đó, có những người muốn đến để cầu bình an, may mắn, sức khoẻ. Và sau đây tôi sẽ gợi ý cho bạn các Tour du lịch tâm linh Hà Nội. Giúp bạn có những trải nghiệm mới dịp đầu năm để bắt đầu một năm may mắn.

1.Tóm tắt chương trình tour

Thời Gian Chương Trình
06h00

-Xe và HDV đón tại điểm hẹn khởi hành đi tới chùa Hương

08h00

–         Đi thuyền dọc suối yến

–         Tham quan lễ phật tại chùa Thiên Trù, động Hương Tích

11h00

–           Ăn trưa tại nhà hàng.

13h00 –         Khởi hành đến Hà Nam
14h00 –         Tham quan toàn cảnh khu danh thắng bằng xe điện

–         Tham quan, lễ phật tại Cổng Tam Quan, Vườn Cột Kính, Điện Quán Âm, Điện Pháp Chủ, Điện Tam Thế, Chùa Ngọc.

17h00 –         Lên xe trở về Hà Nội

2.Thuyết minh trên xe

Lời đầu tiên, cho phép em xin được gửi đến quý cô bác lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành vì đã cho công ty du lịch Wondertour được vinh dự phục vụ trong suốt chuyến hành trình của mình. Chúc cho toàn thể chúng ta có một chuyến tham quan, lễ phật Chùa Hương – Chùa Tam Chúc thật nhiều niềm vui cũng như đọng lại thật nhiều kỉ niệm đẹp.

Để cho chuyến tham quan hôm nay được diễn ra thuận lợi và thành công tốt đẹp nhất thì có một nhân vật vô cùng quan trọng, người sẽ giúp cho đoàn chúng ta di chuyển tới chùa Hương, chùa Tam Chúc và quay về 1 cách an toàn nhất, vâng đó chính là bác tài của chúng ta, bác tên là A . Bác đã có kinh nghiệm dày dặn nhiều năm đi suốt những chặng đường trên mọi miền Tổ quốc nên các bạn chúng ta hãy cứ yên tâm ngồi vững, tin tưởng tay nghề quý báu của bác tài. Bác thì có tâm sự rằng là:

“Vì thương vợ con nên bác ôm tròn tay lái

Vì thương các chị gái nên bác nhè nhẹ chân ga

Vì thương cả đoàn chúng ta nên đường xa bác không quản ngại”

Mọi người có thể cho bác tài một tràng pháo tay để động viên cũng như gửi lời cảm ơn tới bác được không ạ. Và em xin tự giới thiệu chị tên là Ngụy Linh, hiện đang là HDV của công ty Wondertour, hôm nay sẽ đồng hành cùng cả đoàn chúng ta, để tránh những cái trường hợp phát sinh xảy ra thì các cô, các bác có thể lưu số điện thoại của em để tiện liên lạc. Số điện thoại của em là 0931.722.777. Một lần nữa chúc cho đoàn chúng ta có 1 chuyến đi thật là vui. Và Ngụy Linh mong rằng em cũng như bác A  sẽ có được sự hợp tác cũng như yêu thương đến từ cả đoàn trong suốt ngày hôm nay ạ.

Và trước khi bắt đầu chương trình, Ngụy Linh xin được mời bác  Nguyễn Văn B(trưởng đoàn) sẽ có đôi lời phát biểu cũng như nhắc nhở gửi tới toàn thể đoàn mình. Vâng xin kính mời bác ạ.

Xin được cảm ơn bác Nguyễn Văn B rất là nhiều. Tiếp theo đây Ngụy Linh xin được gửi tới các cô, các bác những phần quà tặng từ phía công ty. Và phần quà đầu tiên là 1 chiếc nón nhỏ nhỏ xinh xinh đến từ Wondertour, và phần quà này sẽ giúp cho quý cô bác chúng ta che nắng che mưa, với điều kiện là mưa bay bay thôi nhé ạ. Cái nón này còn có 1 công dụng đó là giúp cho chúng ta thể nhận ra nhau một cách dễ dàng từ xa. Ví dụ trường hợp nếu như chúng ta có 1 người bị đi lạc thì chỉ cần thấy cái màu nón cùng màu đi chung với nhau thì chúng ta có thể biết được đó là đoàn của mình và tìm về 1 cách nhanh chóng hơn. Và việc đội những cái nón này lúc chúng ta vào  nhà hàng thì các đối tác của công ty bên chị thì sẽ nhận ra rằng  đây là khách của công ty du lịch Wondertour, và chắc chắn 1 điều là họ sẽ có sự đón tiếp rất là nồng hậu, chính vì vậy mà chiếc nón này em thường gọi vui là chiếc nón đa năng. Vâng sau đây e, xin gửi cho đoàn chúng ta chiếc nón này nhá. Và phần quà thứ 2 Ngụy Linh muốn gửi đến cho các bạn là nước lọc cho chúng ta giải khát trong quá trình chúng ta ngồi trên xe. Và  khi đến nhà hàng thì chúng ta được nhà hàng chuẩn bị trà đá là nước uống trong mỗi bữa ăn của đoàn mình nha. Và vừa rồi là các phần quà từ phía công ty gửi đến quý cô bác anh chị, và sau đây HDV xin có 1 vài thông báo nữa.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/khach-tren-xe-wondertour.jpg

Dạ thứ nhất là xe của mình sẽ mở máy lạnh xuyên suốt trong quá trình chúng ta ngồi trên xe, vậy nếu có ai cảm thấy lạnh thì có thể điều chỉnh ở nút điều khiển phía bên trên, chúng ta có thể mở hay đóng tùy ý. Và thứ hai nữa là cái ghế của mình có thể bật ngả ra sau để nghỉ lưng bằng cách ấn cái nút bên trái hoặc là bên phải, và trước lúc các bạn bấm thì vui lòng quan sát giúp chị xem người phía sau có đang chồm tới phía trước ngắm cảnh hay không, để tránh trường hợp chúng ta làm tổn thương cho nhau. Và thứ 3 là các bạn  giúp em là nếu chúng ta có rác  gì không dùng nữa thì chúng ta có thể bỏ trong cái bọc trước ghế, tránh trường hợp vứt xuống sàn xe lỡ bị vấp té, và cũng để đẩm bảo cho xe của mình lúc nào cũng sạch sẽ. Và thông tin cuối cùng là trong quá trình xe di chuyển thì sẽ có những điểm dừng giải lao hợp lí đã lựa chọn sẵn rồi, và những điểm này nó thường đảm bảo về cái vệ sinh rồi có những cái dịch vụ cộng thêm để cho các bạn chúng ta có thể sử dụng trong quá trình dừng chân giải lao. Tuy nhiên trong quá trình di chuyển nếu như có bạn nào chúng ta có cái nhu cầu đột xuất thì có thể nói cho chị biết để em nhờ bác tài tìm những điểm dừng chân phát sinh hợp lí trong cái điều kiện không ảnh hưởng đến an toàn về qiao thông trong cái quá trình di chuyển đoàn mình nha.

Sau đây HDV xin thông qua lịch trình ngày hôm nay cho đoàn mình có thể nắm rõ ạ. Sáng hôm nay chúng ta sẽ di chuyển đến bến đò Chùa Hương, sau đó lên thuyền đi dọc suối Yến, trên đường chiêm ngưỡng những ngọn núi mang các hình thù kỳ vĩ : Sư Tử Phục, Núi Mâm Xôi và đi qua cây Cầu Hội – rất đẹp và nổi tiếng của Chùa Hương. Tiếp theo thì đoàn mình sẽ đi cáp treo lên tham quan, lễ phật tại động Hương Tích nơi được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Tại đây Quý khách có dịp chiêm bái tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá với những hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,… Buổi chiều thì chúng tasẽ đến với Khu danh thắng chùa Tam Chúc– ngôi chùa mệnh danh là Vịnh Hạ Long trên cạn, ngôi chùa được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. Thật là háo hức và mong chờ phải không cả nhà mình ??

Hoạt náo trên xe

Và để thay đổi không khí thì em HDV xin phép gửi tặng đến quý cô bác anh chị một bài hát, một câu dân ca ví dặm xứ Nghệ – quê hương của em được không ạ?  Vâng theo em tìm hiểu biết được thì trên xe của chúng ta đang có bác X hát rất là hay, không biết bác có thể gửi tới đoàn mình một vài bài được không ạ?

Vâng sau đây chúng ta sẽ cùng nhau chơi một trò chơi vừa nhẹ nhàng, vừa gắn kết mọi người lại với nhau, vừa biết thêm nhiều kiến thức cũng như là nhận đucợ những phần quà vô cùng hấp dẫn. Không biết là tất cả chúng at đã sắn sàng chưa ạ?

Vâng em xin được nói qua 1 chút về cách chơi, trò chơi này mang tên Nối từ. Chắc hẳn mọi người cũng đã từng nghe qua trò này rồi đúng không ạ? Nhưng hôm nay chúng ta sẽ chơi khó hơn 1 chút xíu, đó là nối từ địa danh, cụ thể là đoàn mình ở đây sẽ chia ra làm hai đội tương ứng với hai dãy đucợ không ạ? Và các đội sẽ nói tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước.  Với  quy định là chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau. Em HDV sẽ lấy 1 ví dụ cho cô bác anh chị dễ hiểu hơn ạ, ví dụ em nói  Nghệ An thì bác B ở đội bạn sẽ nối tiếp An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), tiếp tục đội em sẽ đáp lại là Long Thành (Đồng Nai). Chúng ta sẽ  không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào không nêu được địa danh đội đó thua. Đội thua sẽ chịu hình phạt gì được đoàn mình nhỉ? Vâng e nghĩ là đội thua sẽ phải hát hoặc nhảy mỗi người 1 bài được không ạ? Mọi người đã sẵn sàng hết chưa ạ, chúng ta cùng bắt đầu trò chơi này ngay thôi….

Giới thiệu Làng Tế Tiêu

Thưa quý cô bác anh chị, xe của chúng ta đang di chuyển qua địa phận làng tế tiêu, nằm bên đường 22, có sông Đáy chảy qua nên ngay từ thuở xưa, xóm dân ở vùng đất phên giậu có giao thông thủy bộ thuận lợi này đã khá trù phú. Bản thần tích vị thần làng Tế Tiêu cho biết, thần có tên gọi Hiển Công, vốn quê ở huyện Thạch Hà, vùng Châu Hoan. Năm 22 tuổi, cha mẹ đều mất, Hiển Công từ biệt quê hương đi chu du thiên hạ. Một ngày kia, đến trấn Sơn Nam, phủ Ứng Thiên, thấy Tế Tiêu có ruộng đồng xanh tốt, người người no đủ, chàng ở lại cùng dân sở tại làm ăn. Vốn tinh thông học vấn, võ nghệ cao cường, những lúc nhàn rỗi, chàng thường bày trò chạy nhảy, đánh vật. Khí lực chàng rất khỏe, trai tráng trong vùng không ai sánh kịp. Năm Mậu Ngọ (1318), vua Trần Minh Tông (1314-1329) ban chiếu tuyển người tài giỏi giúp Phạm Ngũ Lão đi giữ yên biên giới phía Nam. Hiển Công được lĩnh quân tiên phong cùng Phạm Ngũ Lão, theo sông Đáy tiến ra biển. Một đêm đến cửa Lải, trời nổi gió lớn sóng to, ông cho neo thuyền nghỉ lại. Đêm ấy, trong giấc ngủ mơ màng, ông thấy có thần nhân xuất hiện và nói: “Ta vâng lệnh trời làm thần biển coi cửa Lải, gặp được tướng quân qua đây, ta sẽ âm phù, bọn giặc thế nào cũng tan”; đoạn làm lễ tế cáo trời đất, bỗng nhiên biển lặng sóng yên. Hiển Công cùng Phạm tướng công khua chiêng thúc trống đánh tập hậu khiến giặc phải thua chạy. Ngày khải hoàn, vua đặt yến tiệc khao thưởng. Phạm Ngũ Lão được phong Quan nội hầu, Hiển Công được phong Đông Hải đô nguyên soái và 50 quan tiền cổ. Đất nước yên bình, ngày ngày ở chốn đô hội nhưng lòng Hiển Công vẫn luyến nhớ đất cũ. Ông bèn dâng biểu xin vua được về Tế Tiêu vui cảnh điền viên. Tại đây, ông cùng dân vui cày cấy, dạy bảo dân sống có lễ nghĩa. Nhớ ơn thần biển đã phù trợ, ông cùng dân lập đền và rước bài vị thần cửa Lải về thờ ở Tế Tiêu. Ngày 12 tháng Một âm lịch, trời bỗng nổi giông gió. Khi mây tạnh, dân làng thấy ông đã hóa. Dân làng làm biểu dâng lên, vua Trần Minh Tông gia phong mỹ tự, sai dân dựng đền thờ Hiển Công làm phúc thần. Bản thần tích còn cho biết, từ đó mỗi khi đại hạn, dân làm lễ cầu đảo tại đền đều linh ứng. Các triều Lê, Nguyễn đều có sắc phong thần. Đọc bản thần tích làng Tế Tiêu, ta hiểu được cách chép sử của người xưa. Và khi đã gạt sang bên những mông lung huyền thoại, chúng ta tìm được ở đó nhiều điều lý thú về địa lý, phong tục và sự tôn vinh của dân với người có công dựng làng.
Ở đây ngày trước, cùng với ngôi chùa thờ Phật, làng còn có ba ngôi đền thờ vua Trần Minh Tông, thần cửa Lải và Đông Hải đô nguyên soái. Nhưng trong kháng chiến chống Pháp, các di tích trên đều bị phá hủy. Trong đau thương người Tế Tiêu một lòng đứng lên kháng chiến. Năm 1948, quân Pháp chia làm nhiều mũi tiến về Hương Sơn, lùng sục hậu cứ, đánh vào cơ quan đầu não của ta. Trước khi rút về thị xã Hà Đông chúng đã hội quân ở Tế Tiêu. Nắm được thời cơ này, du kích Tế Tiêu đặt mìn mai phục ở khắp các ngả đường. Trận đánh kết thúc, một quan hai Pháp và nhiều lính đã bị diệt. Liền sau đó, một bài hát ca ngợi chiến công của quân dân Tế Tiêu đã ra đời, trong đó có câu “Mỹ Đức oai hùng, dân quân giật mìn làm tan xác Pháp” đã khích lệ nhân dân một thời kháng chiến.
Thời chống Mỹ, trên mảnh đất tiền tiêu, nơi còn nhiều lô cốt giặc đã xuất hiện ba trận địa phòng không của dân quân Đại Nghĩa đã dũng cảm đánh trả hàng trăm đợt bắn phá của máy bay Mỹ. Dân quân Đại Nghĩa đã bắn rơi một máy bay F8 của chúng.
Và còn một sự kiện đặc biệt để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người Tế Tiêu là ngày 7-10-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã về thăm xã Đại Nghĩa. Tại nhà thờ họ Nguyễn, trong ba giờ, Bác đã nói chuyện về Nghị quyết 5 của Trung ương Đảng về phát triển nông nghiệp. Do có thành tích trong phong trào hợp tác hóa, nơi xuất hiện nhiều trai gái Đại Phong, Bác khen: “Xã Đại Nghĩa thuộc huyện Mỹ Đức, cái tên rất đẹp. Các cô, các chú phải chăm lo phát triển kinh tế, phát triển văn hóa làm sao cho xứng đáng với tên gọi đó”.
Mảnh đất Tế Tiêu này, mỗi thời đại đều để lại những dấu ấn lịch sử. Ở vùng quê hiền hòa, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, đời sống người dân vẫn chưa giàu có nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn đã biết chăm lo bảo tồn các di tích văn hóa. Nhà thờ họ Nguyễn, nơi Bác nói chuyện với đồng bào, thường xuyên được chăm sóc sửa sang và trở thành nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại nền đình Thượng nơi thờ Hiển Công, người có công lớn giữ yên đất nước thời Trần, ngay từ năm 1994, người Tế Tiêu đã đóng góp 500 công lao động và hơn 60 triệu đồng để dựng lại ngôi đình theo dáng xưa.
Góp phần làm đẹp đời sống văn hóa, trước đây ở Tế Tiêu có các trò rối cạn của gia đình cụ Trương Ba (đây là một trong hai nơi của cả nước có rối cạn). Cụ Trương Ba là người tạo các quân rối và soạn các tích trò nói về hiếu nghĩa và lòng trung quân ái quốc. Rối cạn Tế Tiêu chuyên diễn các tích tuồng cổ, kết hợp trò leo dây và các trò ảo thuật nên trong một thời gian dài đã được nhân dân khắp vùng mến mộ. Cùng với phường rối cạn Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) chuyên diễn các tích chèo cổ, rối cạn Tế Tiêu đã để lại trong lịch sử ngành múa rối Việt Nam nét riêng đặc sắc. Sau năm 1954, rối cạn Tế Tiêu được ông Phạm Văn Bể (cháu gọi cụ Trương Ba là cậu ruột) tiếp nối và cũng thu được một số thành tựu.
Giờ đây, cuộc sống mới đang thay đổi từng ngày. Tế Tiêu, một thị trấn xinh đẹp bên sông nước tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền, hiện là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Mỹ Đức. Nơi đây có đường bộ, đường thủy dễ dàng đến với hồ Quan Sơn và thắng cảnh Hương Sơn. Được thiên nhiên ưu đãi, Tế Tiêu đã trở thành đầu mối đón tiếp khách du lịch đến chùa Hương và Quan Sơn và trong tương lai không xa, là trung tâm cung cấp các dịch vụ du lịch, đô thị ở vùng phía nam Hà Nội.

Giới thiệu về Hà Nam

Ngược dòng lịch sử, nguyên đất Hà Nam thời các vua Hùng nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ, sau được đổi thành châu Lý Nhân thuộc lộ Đông Đô thời nhà Trần. Ngày 20-10-1890 theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương, tỉnh Hà Nam đã được thành lập trên cơ sở 2 huyện Duy Tiên và Kim Bảng của phủ Lý Nhân, phủ Liêm Bình cùng 17 xã của hai huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (tỉnh Nam Định), 2 tống Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp thuộc huyện Phú Xuyên (tỉnh Hà Nội).

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/ha-nam-wondertour-300x169.jpg

Năm 1956, hai tỉnh Hà Nam và Nam Định được sáp nhập thành tỉnh Nam Hà. Đầu năm 1976, tỉnh Nam Hà cùng với tỉnh Ninh Bình được sáp nhập thành tỉnh Hà Nam Ninh, đến năm 1992 lại tách thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ. Ngày 1-1-1997, tỉnh Hà Nam được tái lập gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã tỉnh lỵ Phủ Lý (nay là thành phố Phủ Lý).

3. Thuyết minh tại điểm

Quần thể Chùa Hương:

“Chùa Hương trời điểm lại trời tô

Một bức tranh tình trải mấy thu,

Xuân lại xuân đi không dấu vết

Ai về ai nhớ vẫn thơm tho”.

Thưa quý cô bác anh chị, chúng ta đang đứng tại chùa Hương, đã bao nhiêu năm tháng trôi qua, xuân đến rồi xuân lại đi mà bức tranh Hương Sơn vẫn xuân xanh trường cửu. Đến với Hương Sơn chúng ta càng cảm nhận cái đẹp thanh tao và hương sắc đậm đà của non sông đất Việt. Dãy Hương Sơn đã bị xâm thực lâu đời của thiên nhiên, nước đã khoét núi đá thành nhiều hang động trong đó có động Hương Tích, sản phẩm đặc sắc của thiên nhiên. Theo Phật thoại thì đây là nơi lưu dấu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo. Bồ tát đã ứng thân thành công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng Lâm, tu hành 9 năm trong động Hương Tích, khi đắc đạo rồi Ngài trở về chữa bệnh cho vua cha, trừ nghịch cho nước và phổ độ quần sinh. Khi câu chuyện Phật thoại này được truyền bá ra, các thuyền sư cổ đức đã chống gậy tích tới đây nhàn du mây nước, sau đó ba vị Hòa thượng đời vua Lê thánh Tông 1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó Hương Tích được gọi là chùa trong, Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”. Hương Tích là dấu vết thơm tho, ý nói nơi đây đã là trụ xứ tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm. Còn Thiên Trù đọc theo âm Hán Việt có nghĩa là bếp trời, cái bếp khổng lồ của động đẹp nhất trời Nam. Do đó nói đi trẩy hội chùa Hương tức là đi chiêm bái cả khu vực Hương Thiên ở vùng núi Hương Sơn.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/chua-huong-o-wondertour-1024x682.jpg

“Non xanh phơi tấm thân thanh tịnh

Suối chảy nghe xa tiếng kệ Kinh.”

Chúng ta đang dần đến với Ngũ Nhạc, như một sơn thủy lâu đài đứng ngay bên cạnh suối. Đây là đền thờ một vị tướng của vua Hùng Huy Vương thứ sáu tên là Hiển Quang đã có công lao đánh giặc và giúp dân trừ bạo. Sau về trí sỹ ở vùng này. Sau khi ghé vào đền Trình lễ Sơn Thần, thuyền sẽ tiếp tục đưa chúng ta tiến sâu vào lòng dãy núi, qua bao nhiêu kỳ sơn tú thủy để rồi “khoan mái chèo nan ghé bến tiên”, bến Trò – Thiên Trù rộn rã tấp nập, thuyền đò đậu san sát bên nhau.

“Suối đến đây dừng lại

Tiễn khách chèo lên non.

Tiếng đâu văng vẳng chuông vàng

Khói đâu ngào ngạt mùi nhang Thiên Trù”

Tại nơi đây, khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh hợi đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù nên nhân đấy đặt tên, rồi tiếp đến chuyến tuần du của chúa Tĩnh đô vương Triịnh Sâm vào năm Canh Dần 1770, ông đã khắc năm chữ; “Nam Thiên Đệ Nhất Động” nghĩa là động đẹp nhất trời Nam vào cửa động Hương Tích và lưu lại một số minh văn bia ký. Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Hương gián đoạn trụ trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bẩy 1686 của thời vua lê Trung Hưng. Rồi kể từ đó Tổ ấn trùng quang, đèn Thuyền chuyển nối, cho đến đầu thế kỷ XX thì Thiên Trù đã trở thành một lâu đài tráng lệ “biệt chiếm nhất Nam Thiên”. Chùa có trên 100 nóc, với những công trình kiến trúc quy mô tính xảo của Phật Giáo Việt Nam. Nhưng đáng tiếc thay vào ngày 11 tháng 2 năm Đinh Hợi 1947, thực dân Pháp đã vào đây đốt phá Thiên Trù thành đống gạch vụn tro tàn, năm 1948 chúng lại vào đốt phá một lần nữa và đến năm 1950 chúng lại cho máy bay thả bom khiến cho cao chất ngất mấy tòa cổ sái của Thiên Trù không còn nữa, dấu vết xưa của Thiên Trù hiện nay chỉ còn lại vườn Tháp, trong đó có Bảo Tháp Viên Công, một công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ 17 và cây Thiên Thủy Tháp.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/chua-thien-tru-quan-the-di-tich-chua-huong-wondertour-1024x687.jpg

Từ Thiên Trù ta rẽ sang bên phải lên động Tiên Sơn. Ở núi Tiên Sơn, đây là một tòa động đẹp cảnh sắc thanh u, trong động có bài thơ bút tích của Trịnh Sâm và năm pho tượng đá bạch thạch soi đèn vào trông như ngọc. Động có những nhũ đá rủ xuống thành hình Tràng phan, Bảo cái, khi gõ vào phát ra những âm thanh nghe như tiếng mõ, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng khánh, tiếng chiêng, tiếng cồng đúng như hai câu thơ cổ:

“Non Tiên tưởng những là Tiên thật

Thủa trước Đào nguyên cũng thế chăng”

Đi khỏi chùa Tiên chúng ta gặp chùa Giải Oan và suối Giải Oan, bên tay trái trong chùa có am Phật Tích, có động Tuyết Quỳnh, có giếng thiên nhiên Thanh Trì trong suốt và không bao giờ cạn. Tương truyền, Đức Phật bà Quán Thế Âm đã tắm ở giếng này để tẩy bụi trần trước khi vào cõi Phật. Vẫn  theo đường đá gập ghềnh tiến sâu vào phía trong, chúng ta còn gặp đền Cửa Võng, đền này thờ bà Chúa Thượng Ngàn. Tương truyền bà Chúa là người cai quản núi rừng ở khu vực Hương Sơn, đồng thời cũng là nơi của những Ngọc nữ thường xuyên mang tin tức từ chùa ngoài vào chùa trong. Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã viết:

“Trèo qua một dịp Trấn Song

Đây mới thực quần phong chi đệ nhất

Qua khỏi đền Trấn Song, tiến thêm một đoạn nữa cửa động đẹp nhất trời Nam đã hé mở;

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt

Gập ghềnh mấy lối uấn thang mây.

Lối vào đã vén mây trông rõ

Vạn trạng thiên hình vô số.

Xanh như mây mà đá vẫn trơ trơ

Trên vách phấn lờ mờ treo giá áo”.

Động Hương Tích là động chính của thắng cảnh, hình thế động như một con rồng lớn đang há miệng, biết bao nhiêu nhũ đá hình thù kỳ dị thể hiện những ước mơ bình dị của dân gian như đụn gạo, đụn thóc, cây tiền, cây bạc, cây vàng, núi cậu, núi cô, nong tằm nghé kén, con lợn, chuồng trâu, ao bèo, bầu sữa mẹ…v.v Giá trị nhất trong động là pho tượng Đức Phật bà Quán Thế Âm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn, người tạc tượng không tuân theo những ước lệ sẵn có của quy cách tượng Phật, mà tạo nên một hình ảnh bà Chúa Ba đau đáu nỗi thương đời.

“Tượng đá trong hang mãi chẳng già

Trăm năm rung động nét tài hoa

Mắt người chưa thấy dung nhan Phật

Mà tự tay người Phật hiện ra.”

Lễ hội:

“Hôm nay trẩy hội Chùa Hương
Lênh đênh đò suối màn sương con dày
Thuyền mơ năm trước đâu đây
Nhớ cô yêm thắm hây hây má hồng”.

Kiến thức nâng cao chùa Hương liên hệ Wondertour.

Chùa Tam Chúc:

Chúng ta đang đứng ở đình Tam Chúc, thì giống như cả đoàn mình quan sát, Đình nhỏ, mang kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ. Đình làng Tam Chúc xưa thờ Hoaàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng  và thần Bạch Mã. Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh  đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng) gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và đã sinh ra con gái Đinh Thị Ngọc. Đinh Bộ Lĩnh đã về Kim Bảng lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả hiện còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa. Tại di tích Nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cũng được người Việt đúc tượng thờ cùng Đại Hải Long Vương với vai trò là người truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng.

Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá giúp dân Kim Bảng dựng chùa, trồng cấy và ổn định cuộc sống. Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Riêng tại Hà Nam có đền Lăng ở Thanh Liêm, miếu Thượng ở Đồng Lạc, đình Lạc Nhuế ở xã Đồng Hóa, đền Đặng Xá ở xã Văn Xá, Kim Bảng, đền Ung Liêm ở Phủ Lý, đình Yến ở xã Thanh Hà,… là những di tích thờ Vua Đinh.

 

Kiến thức nâng cao chùa Tam Chúc liên hệ Wondertour.

4.Đăng ký tour

Để đăng ký tour tâm linh, mời quý khách đăng ký tại đậy

Hoặc liên hệ với Wondertour

Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Ngụy Thị Linh

Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưi mọi hình thức

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều