Thuyết minh tour: Vịnh Hạ Long - Cát Bà

16/11/2021 18:46 +07 - Lượt xem: 19974

Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc ...
Vịnh Hạ Long được coi như một tác phẩm nghệ thuật tạo hình kì lạ của tạo hoá kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng, khoả khoắn với sự duyên dáng thơ mộng. Đó là những tác phẩm vô giá khó có gì so sánh nổi. Chính vì vậy vịnh Hạ Long đã được hai lần UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên cuả thế giới.

Vịnh Hạ Long
1. Thuyết minh trên xe

Thưa quý cô chú, anh chị nhà ta. Mỗi khi mà nhắc đến biển, có người thì nói về biển và sóng là mối tình ngàn kiếp của nhau, có kẻ lại bảo biển thăm thẳm khó dò như lòng người, nhưng rồi sao ta không đơn giản chút lại, mình cứ giản đơn mà nghĩ biển là nơi chữa lành thôi, ta buồn có biển vỗ về bao dung, ta vui sóng cũng reo hò bầu bạn. Từng chút một, nhẹ nhàng lại ta về với biển là về với sự bình yên. Và ngày hôm nay, chúng ta tạm chia xa thành phố của mình, để đến với bờ biển xanh, nơi được mệnh danh là hòn ngọc của Đông Nam Á, đến với thành phố biển Hạ Long xinh đẹp. Ta đến, ta nghe về các câu chuyện tình ca về mảnh đất của nắng và gió, nghe về sự giận hờn vu vơ của con sóng với biển xanh. Ấy thế mà, để đến lúc biển xanh kia không vỗ về sóng nữa thì lại làm mình làm mẩy dỗi hờn. Và dù cho có giận hờn nhau, có chia xa nhau thì sóng và biển vẫn sẽ về với nhau, cũng giống như chuyện tình củ anh chị nhà mình thôi đúng không ạ, yêu mà không cãi nhau một chút, không đôi lần chiến tranh lạnh thì sao là yêu. Và chuyện tình về Biển và sóng cũng vậy, mỗi lần ta đến với biển mà không nghe về Cổ tích biển và Sóng thì sao biển đã là biển thật sự đúng chứ ạ ?

 

Có một lần biển và sóng yêu nhau,
Người ta bảo biển là tình đầu của sóng.
Sóng dữ dội vỡ bờ cát trưa nóng bỏng,
Biển rì rầm hát mãi khúc tình ca.

Có một lần sóng nông nổi đi xa,
Bao kẻ đến và tỏ tình với biển.
Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn,
Nên đành rằng hò hẹn với vầng trăng.

Sóng trở về thế là biển ăn năn,
Sóng đâu nợ để biển xanh kia vô tội.
Tình chỉ đẹp khi không còn gian dối,
Và bỏ đi kể từ đó không về.

Có một lần anh đã kể em nghe.
Chuyện tình yêu của chúng mình vốn không đơn giản,
Anh phiêu lưu còn em thì lãng mạn,
Và thời gian hò hẹn cũng mong manh.

Sóng bạc đầu từ đó phải không anh?
Còn biển kia vẫn xanh màu huyền bí?
Không phải đâu em biển kia không chung thủy,
Dẫu bạc đầu sóng vẫn mãi thủy chung.

Anh dắt em giữa biển nghìn trùng,
Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng.
Dẫu không phải tình đầu em trong trắng,
Chỉ mong anh một lòng với cổ tích biển ngày xưa!

Ta về với nơi bắt nguồn câu ca dao :

“Thuyền than lại đậu bến than

Thương anh vất vả cơ hàn nắng mưa”

Nghe nói đến hai từ than đá, chắc hẳn rằng chúng ta đã nhận ra điểm đến của mình là ở đâu rồi chứ ạ? Nơi chúng ta cái đến hôm nay chính là Quảng Ninh – tỉnh thành được coi là Việt Nam thu nhỏ của đất nước ta. Chỉ vài năm trước khi nhắc đến Quảng Ninh chúng ta ai cũng háo hức được về với vùng đất mỏ, nơi được coi là thiên đường nghỉ dưỡng của miền Bắc nước ta. Nhưng lúc ấy, với quãng đường 183 km với 3 đến 4 tiếng đồng hồ ngồi trên xe chắc hẳn sẽ có một số người thấy mệt mỏi vì phải ngồi trên xe quá lâu. Và nỗi niềm ấy đã được giải quyết bằng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long ra đời nối liền ba trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch lớn của miền Bắc, đã rút ngắn quãng thời gian di chuyển xuống còn 02 giờ đồng hồ. Để mà đôi khi người ta còn trêu nhau rằng lên xe chưa kịp ấm chỗ thì đã đến nơi rồi. Và đây chính là tuyến đường được coi là tuyến đường 3H: Hà – Hải -Hạ. tuyến đường cao tốc có thể coi là một trong những tuyến cao tốc hiện đại bậc nhất nước ta hiện nay. đây là con đường được xây dựng theo công nghệ của Mĩ với chất liệu giúp nước trên mặt đường ngấm nhanh và ngấm sang hai bên vìa đường, nhựa đường thì là loại hấp thụ ánh sáng  tốt không phản chiếu ánh sáng vào mắt tài xế. Và qua thời gian anh chị mình nghỉ ngơi cũng như sau dăm ba câu chuyện phiếm thì chúng ta đã đến với thành phố Hải Phòng.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/cau-bach-dang-wondertour-1024x712.jpg

Hải Phòng – thành phố cảng mang tên gọi thành phố hoa phượng đỏ. Cây phượng được người Hải Phòng gọi tắt là cây “ba giăng”. Hoa Ba giăng đỏ rực xòe năm cánh như nuôi chim phượng nên người Hải Phòng đặt tên là Hoa Phượng vị đấy tôn vinh và âu yếm loài hoa đã trở thành niềm tự hào của con người tất cảng. Đây là loài hoa biểu tượng của thành phố, loài hoa tự hào đã được học sinh tại Hải Phòng viết: “cháu rất thích hoa phượng của Hải Phòng và đi đến đâu cũng thích được nghe câu Hải Phòng Thành phố Hoa Phượng đỏ“. Ca sĩ Trọng Tấn cũng từng trải lòng rằng “ở Việt Nam đâu cũng có hoa phượng nhưng được hát bài thành phố hoa phượng đỏ tại Hải Phòng tôi lại có cảm xúc rất lạ” và cứ mỗi độ hè về ta lại thấy trên nền trời Hải Phòng đỏ rực tuổi Thơ. Không biết rằng ngày trước có anh chị nào mình dùng những cánh phượng vĩ để ép lên những trang sách không ạ?

Trên trang sách tuổi học trò ấy, cái mùi ngai ngái của lá, thơm nhẹ nhẹ của hoa đã tạo thành những chú bướm trên những trang lưu bút. Ai từng ngồi trên ghế nhà trường mà chẳng có đôi lần Nhật Hoa về để ghép lại, Để rồi sau hàng chục năm khi mà ta đã già theo năm tháng nhưng khi mở trang lưu bút ngày nào ra cánh phượng kia vẫn nằm ở tuổi 18, 20. Ai nhìn mà chẳng ngậm ngùi nhớ thương. Và đối với những người con của Hải Phòng dù đi xa quê nhưng chỉ một lần nhìn thấy hoa phượng thôi có lẽ trong lòng họ đất lạ hóa quê hương.

Bài hát Thành phố Hoa Phượng đỏ đã quá thân thuộc với chúng ta thấy thế nhưng ít ai ngờ đến bài thơ Thành phố Hoa Phượng đỏ để khi nghe qua rồi đã không khỏi bùi ngùi.

 “Tháng 5 rợp trời Hoa Phượng đỏ

Ôi hải phòng thành phố quê hương

Ta yêu thành phố quê ta

Như yêu chính người thương yêu nhất.

Những Bến Bình, Xi Măng, Cầu Rào, Cầu Đất, lạc Viên.

Những cái tên nghe chẳng thơ đâu

Nhưng với ta vô cùng thân thiết tự hào

Với những cái tên không lẫn ấy của người quê hương.

Hỡi em yêu trong đêm dài tiễn biệt

Cho anh trao chiếc hôn nồng

Chưa giải phóng Sài Gòn, Đà Nẵng ta cần biết xa nhau.

Chào phố biển lam lũ nhưng sống

có chiều sâu

Hải Phòng đỏ hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu

Trong trận thắng quê ta kiên cường – em biết đó.

Hải Phòng ơi! hôm nay thành phố quê ta bé nhỏ

Mai – ta đã hình dung tráng lệ sông dài

Sánh vai cùng Sài Gòn – Đà Nẵng quê hương

Ôi thành phố tháng 5 Hoa Phượng đỏ quê hương…

Tao mang trong người trong giữa trái tim ta”

Một thành phố hiên ngang chỉ biết nằm đầu quả đối với tính cách của người Hải Phòng mà ta vẫn biết là người “Hải Phòng là không lòng vòng” nơi những con người mạnh mẽ, sòng phẳng sinh sống tạo nên một nét riêng mà ai cũng nhớ về. Đến với Hải Phòng ta có thể đi tham quan nghỉ dưỡng ở những nơi như bãi biển Đồ Sơn, đảo cát Bà,…

Quần đảo Cát Bà.

Vào mùa hè của hai năm trước đây cứ mỗi đoàn khách đến với Cát Bà khi trở về thì lại có một câu. Chưa đi chưa biết Cát Bà đi rồi mới biết đợi phà rất lâu. Quần đảo Cát Bà nằm trên biển và để ra được với các bà thì chúng ta phải đi bằng phà thì mới đến được với quần đảo Cát Bà. Và lượng khách du lịch hàng năm đến rất đông. Thời điểm ấy thì có bến phà là phà Gót và phà Đình Vũ mà mỗi lần chờ phà là y như rằng ta được trở về Hà Nội vào lúc 17h chiều để thưởng thức đặc sản tắc đường các anh chị ạ,Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Lan Hạ.Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông (Cát Ông). Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà. Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng,đẹp lịch sử

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc chệch thành Cát Bà. Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng.

Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải. Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên. Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà. Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập.

Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. phía đông nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía tây nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp có thể kể đến như bãi tắm Cát Cò 1, 2,3 là các bãi tắm đẹp có độ mặn nước biển cao, cách trắng mịn phủ dọc bờ biển xen lẫn đó là các rặng phi lao, tạo nên cảnh quan đẹp độc đáo. Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình. Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng. Cát Bà với các vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, đã được mệnh danh là Hòn Ngọc của Vịnh Bắc Bộ.

Đảo Cát Bà

Đặc sản Cát Bà.

Sam là hải sản được phát hiện nhiều ở vùng biển Cát Bà. Từ lâu, người dân địa phương đã biến sam biển thành món ăn vì chúng giàu đạm và giúp thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Sam nướng, đặc biệt là phần trứng sam nướng được nhiều thực khách ưa chuộng, bên cạnh gỏi sam, sam xào chua ngọt, chả sam, sam luộc. Ăn kèm thịt sam nướng ngon nhất với bưởi chua tách múi, củ cải ngâm giấm thái nhỏ, đậu phộng rang giã vụn, rau thơm, hành phi, và chấm nước mắm tỏi ớt. Vì khó đánh bắt, hiện sam biển ít được bày bán ở chợ. Du khách có thể vào các nhà hàng để thưởng thức món ăn từ sam, với giá khoảng 500.000 – 700.000 đồng một đôi sam.

Tu hài: Quần đảo Cát Bà là nơi thích hợp cho sự sinh trưởng của tu hài, do đó thịt tu hài được cho mềm và ngọt hơn những vùng khác. Các món phổ biến từ tu hài là nướng, hấp, gỏi, cháo, cháy tỏi…, trong đó tu hài hấp rất được lòng thực khách. Gia vị ăn kèm các món thường có tỏi, hành khô, hành hoa, tiêu, nước mắm. Giá 1kg tu hài loại nhỏ từ 220.000 đồng, có khoảng 20 – 23 con; loại to từ 250.000 đồng, khoảng 15 – 18 con.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/11/tu-hai-wondertour-300x157.jpg

Thưa quý đoàn, hiện xe chúng ta đang đến với địa phận của thành phố Hạ Long xinh đẹp.

 “Vùng đất mỏ chiều nay tôi trở lại

Vẫn Hạ Long con sóng hát đêm ngày

Em gái nhỏ về đâu ta kiếm mãi

Gió biển làm đôi mắt chợt cay cay.

Về đất Phật linh thiêng Yên tử ấy

Gửi hồn mình nhẹ bước cõi hư vô

Mong dập lửa tình đau âm ỉ cháy

Để tâm an giữa cuộc sống xô bồ.

Trong giấc mộng người xưa về thấp thoáng

Vẫn thướt thả trong dáng dấp trang đài

Miền hư ảo núi ta vào dĩ vãng

Quảng Ninh còn giữ lại bóng hình ai”.

Ai về với Quảng Ninh mà chẳng nặng tình xứ sở. Nơi đây không chỉ giữ chân người lữ khách bởI vẻ đẹp của đất trời mà còn gợi bao thương nhớ về dòng lịch sử xa xưa. Quảng Ninh vinh dự được Bác Hồ đặt tên vào tháng 9/1963 với ý nghĩa Quảng là rộng lớn, Ninh là an toàn, bền vững. Quảng Ninh tức vùng đất rộng lớn an yên phát triển bền vững. Bác từng nói : “Trung Quốc có quảng Đông, Quảng Tây thì Việt Nam có Quảng Ninh. Hai bên cùng phát triển xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đến Tháng 10/1963 Quảng Ninh đã chính thức xác nhập khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh trở thành tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng điều kiện tự nhiên, thiên nhiên phong phú với vùng đất liền, núi non hùng vĩ, biển , đảo, và các vịnh đã tạo nên một cảnh quan của Việt Nam thu nhỏ.

Và điểm đến hôm nay của chúng ta chính là Vịnh Hạ Long.

Về với biển, ta về với các câu chuyện à ơi kể mãi, về với con sóng vỗ miên man. Biển hoá thân thành người kể chuyện, kể với chúng ta về những vẻ đẹp còn ẩn giấu. Và không biết rằng với hình ảnh con sóng đã gợi lên cho các cô chú anh chị chúng ta về địa điểm tham quan sắp tới rất nên thơ chưa ạ? Và ngày hôm nay đây chúng ta sẽ về với thành phố biển Hạ Long xinh đẹp, là một trong bốn thành phố của tỉnh Quảng Ninh. Nhắc đến Quảng Ninh ta nghĩ đến gì ạ? Là tỉnh thành có số lượng than đá lớn nước ta đúng chứ ạ, nơi người thợ mỏ làm việc ngày đêm không mỏi mà ta bắt gặp trong câu ” Thuyền than lại đậu bến than/ Thương anh vất vả cơ hàn nắng mưa“. Quảng Ninh được coi là Việt Nam thu nhỏ với đường bờ biển dài 250km và gần 2000 hòn đảo lớn nhỏ đã tạo nên phong cảnh thiên nhiên phong phú mà ta nhất định phải ghé qua một lần trong đời và thành phố biển Hạ Long xinh đẹp ấy hôm nay rất hãnh diện khi được đón các cô chú anh chị nhà ta đến với mình đến với Vịnh Hạ Long.

Vịnh Hạ Long là trung tâm của một khu vực rộng lớn có phần lớn là đảo đá vôi. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý, và quá trình tiến hoá carxto trải qua hơn 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo lục địa đã tạo nên một quần thể danh thắng độc đáo được ca ngợi rằng “ Kỳ quan đá dựng giữa trời cao“. Vào năm 1994 Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

https://wondertour.vn/wp-content/uploads/2021/06/ha-long-qn-1024x784.jpg

Vậy tại sao lại gọi là Vịnh Hạ Long?

Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang. Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ. Tuy nhiên, tên gọi Hạ Long hay Bái Tử Long chỉ mới có từ thời Pháp thuộc.

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Và thưa quý đoàn, tên gọi Hạ Long chỉ được chính thức được sử dụng vào thời Pháp thuộc. Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902). Có lẽ người châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này, sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Các vùng biển thì nơi đâu cũng có đảo, có núi và hang động thế nhưng sao Vịnh Hạ Long lại đặc biệt đến vậy?

Nét độc đáo của Vịnh Hạ Long còn nằm ở cách đặt tên cho các hòn đảo và hang động.

Những kiến thức nâng cao vui lòng liên hệ Wondertour

2. Đăng ký tour

Để đăng ký tour biển Hạ Long -Cát Bà, mời quý khách đăng ký tại đậy

Hoặc liên hệ với Wondertour

Địa chỉ: 100 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 02437722777, Hotline: 0931722777

Hướng dẫn viên: Lê Mỹ Hạnh

Hướng dẫn viên chuyên tuyến: Hạ Long – Cát Bà

Bài thuyết minh độc quyền trên Wondertour, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức

 

 




    Đăng ký tư vấn

      Đặt tour đoàn/ Nhóm riêng

      • Dự kiến khởi hành

      • Dự kiến ngày về


      Thông tin khách hàng


      Bài xem nhiều